Gà chọi Thái Lan là gì? Có thực sự đá hay như lời đồn

Gà chọi Thái Lan vốn là một trong những giống gà nổi tiếng từ Thái Lan. Tại đất nước này, phong trào chọi, đá gà phát triển rất mạnh mẽ, là sân chơi gà quen thuộc của rất nhiều người. Cùng Thucanh tìm hiểu đặc điểm của giống gà này cùng lối đá của chúng qua bài viết sau đây nhé.

Phong trào chơi gà chọi Thái

Ở Thái Lan, phong trào chọi gà thường phát triển rất mạnh và được công nhận hợp thức hóa. Đây được xem là một trong những ngành nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận kinh tế cho người Thái. Tại đây có rất nhiều sới gà, nông trại được xây dựng. Các cuộc thi chọi gà cũng được tổ chức và quản lý bài bản.

phong-trao-choi-ga-choi-thai-thucanh

Mỗi con gà chọi Thái Lan khi tham gia thi sẽ được cấp mã số nhận diện riêng cho từng chủ nuôi. Các thông tin về sức khỏe và lịch sử bệnh tật của chúng cũng được ghi nhận kỹ càng. Ngoài ra, những con gà khi tham gia các trường đấu, sới gà khác phải được thông báo trước để nắm được lịch trình. Người Thái cũng chú trọng vấn đề vệ sinh chuồng trại, phun khử trùng tại các khu vực nuôi dưỡng gà. Vì thế vừa kiểm soát được chất lượng và quản lý dịch bệnh nếu bùng phát.

Chính bởi được coi như nghề chính thức, đồng thời các giống gà cũng được công nhận là gà thuần chủng. Bởi vậy không xảy ra sự lai tạo tạp nham để giữ phẩm chất tốt nhất cho gà chọi nhà mình.

Đặc điểm của gà chọi Thái Lan

Gà Chọi Thái Lan được rất nhiều người ưa chuộng bởi sở hữu đặc điểm ngoại hình đẹp nổi bật. Cụ thể như sau:

  • Thân hình gà cao ráo, chân dài. Phần đùi rắn chắc, cựa gà đẹp, vảy gà đều nhau
  • Trọng lượng cơ thể thường rơi vào mức từ 2,5 đến 3 kg

dac-diem-cua-ga-choi-thai-lan-thucanh

  • Gà có bộ đuôi to và dài hình vòng cung
  • Lông gà có nhiều màu sắc như trắng, đen tía. Bộ lông dài, mượt, ép sát vào người
  • Gà chọi Thái Lan thường không được cắt tỉa lông và có cách om bóp riêng
  • Đầu và cổ gà nhỏ giúp cơ thể linh hoạt hơn khi chọi
  • Phần mào gà thường to, màu đỏ trông rất đẹp

Lối đá của gà Thái có hay không?

Vốn sở hữu vóc dáng thon gọn và trọng lượng trung bình. Vì thế, đây là lợi thế giúp các gà chọi Thái Lan di chuyển linh hoạt để tránh né đối thủ. Bên cạnh đó, gà cũng sở hữu các đôi chân dài, chắc. Giúp chúng có thể bật nhảy rất cao vung các cú đá chắc lực.

loi-da-cua-ga-thai-co-hay-khong-thucanh

Giống gà này cũng sở hữu lối đá chạy kiệu giống như loài gà đòn ở Việt Nam. Chúng sẽ có xu hướng chạy xung quanh con gà đấu cùng nhằm né tránh các đòn của đối thủ. Sau khi tận dụng thời cơ phù hợp, chúng bất ngờ quay lại tung đòn khiến đối phương phản ứng không kịp. Đây là kiểu đá đặc biệt có thể khiến đối thủ khó chịu. Thế nhưng điều này cũng đi kèm với các rủi ro. Chẳng hạn như trường hợp gà chạy khỏi sới gà được quy định là thua.

Một lợi thế nữa là Gà Thái sở hữu đôi cánh khỏe. Đặc điểm này giúp chúng bay nhảy linh hoạt để tránh né và không chiến với đối thủ. Lông đuôi dài giúp chúng có thể cân bằng cơ thể trong những lần không chiến đó.

Các cách chăm sóc và huấn luyện gà chọi Thái

Gà chọi Thái hiện cũng được rất nhiều người Việt ưa chuộng để nuôi ở nhà. Vốn có sự tương đồng về khí hậu và múi giờ nên việc chăm sóc gà hầu như không gặp nhiều khó khăn. Điều cần quan tâm nhất là giữ được cân nặng và phẩm chất, hình dáng của gà. Sau đây là một vài gợi ý về cách chăm sóc gà chọi Thái Lan:

cac-cach-cham-soc-va-huan-luyen-ga-choi-thai-thucanh

  • Cần thiết lập chế độ ăn uống phù hợp cho gà. Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, thuốc để tăng sức đề kháng cho gà
  • Thường xuyên quan sát gà để phát hiện các biểu hiện bệnh lạ ở gà. Từ đó có phương pháp xử lý kịp thời.
  • Có thể cho gà tập luyện thể lực bằng các bài huấn luyện chạy bộ đơn giản
  • Nên cho gà tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh các bệnh gia cầm phổ biến

Hiện nay, giống gà chọi Thái Lan cũng xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam chúng cũng được rất nhiều người ưa thích bởi sở hữu ngoại hình đẹp nổi bật. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn biết được các đặc điểm nổi bật của giống gà Thái. Cảm ơn đã theo dõi bài viết cùng Thucanh nhé.

Xem thêm:
Nuôi chim cu gáy như thế nào để gáy
Những bệnh thường gặp ở Chào Mào
Giải mã điềm báo gà vào nhà là tốt hay xấu?

5/5 - (5 votes)

Bài viết liên quan