THỊT CHÓ ĐÔNG LỖ ỨNG HÒA HÀ NỘI

THỊT CHÓ ĐÔNG LỖ
…………………………………
Bất thực cẩu nhục, bất tri thiên hạ đại vị,, không ăn thịt chó, thì không biết miếng ngon trong thiên hạ!

Bạn đã đến Đông Lỗ Ứng Hòa chưa? Nếu chưa mời bạn hãy một lần đến nơi đó. Một vùng đất quê chiêm chũng. nơi có những kỳ tích về trận chống càn Cawngguru (1952). Chiến tích vẫn còn kia, những búi tre đằng ngà trong các xóm thôn, mà lưu dấu tích đến tận hôm nay.
Đã đến với Đông Lỗ, bạn chớ quên thưởng thức những ẩm thực đặc sản của vùng quê này. Có rất nhiều đặc sản, nhưng ai đó kỹ càng, sành ăn thì không thể không biết tới những món thịt chó Đông Lỗ một nồi.
Tải Xuống
26219584 963883740431744 928219588317741121 N
(Thịt chó Đông Lỗ)
Đố bạn tìm thấy ở nơi nào có mẹo chế biến thịt chó chỉ một nồi như thịt chó Đông Lỗ quê tôi. Nhiều quán ăn ở trong Nam ngoài Bắc treo biển quảng cáo rõ to: thịt cho Đông Lỗ, nhưng bạn phải về tận nơi ấy, tường tận nhìn người Đông Lỗ chọn chó, làm thịt chó, cách chế biến thịt chó để bạn thưởng thức mới cảm nhận hết sự khéo tay hay mắt của người ở đây.
Hqdefault
(Chó thui Đông Lỗ)
Đông Lỗ là tên xưa của một tổng, gồm 12 xã, thôn: “Thôn Ngọc Đường, thôn Xuyến Lưu, thôn Nhân Trai, thôn Tiêu Thiêu, thôn Mạnh Tân thuộc xã Đông Lỗ; thôn Đào Xá, thôn Viên Đình thuộc xã Vân Kiều, Tu Lễ, Kim Giang, thôn Mãn Đường, thôn Kim Bồng thuộc xã Ngọc Đường, Cung Thuế”. (Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, H.KHXH, 1981). Tổng rộng là vậy nhưng nguồn gốc phát sinh của thịt chó lại từ thôn Viên Đình. Viên Đình vốn là một làng Việt cổ nằm trên thế đất con rồng đang cuộn khúc, tên thôn là Kẻ Kẹo.Thiên nhiên chẳng ưu đãi gì cho cái làng Kẹo của tổng Đông Lỗ ấy. Xưa, đất quanh làng ngập úng, năm chỉ cấy được vụ chiêm. Phải năm mưa sớm, hạt nổi chim ăn, hạt chìm cá rỉa. Người làng tơ lưới, nơm, lờ đuổi theo bóng chim, tăm cá kiếm miếng cơm. Đói khổ buộc trai làng Kẹo xuôi ngược khắp nơi tìm kế sinh nhai. “Cái khó ló cái khôn”, cha ông làng Kẹo tìm cho các thế hệ trai làng một nghề độc đáo: Nghề thợ mộc. Trước năm 1945, đã mấy khi trai làng Kẹo ở nhà. Già, trẻ khăn gói đi kiếm cơm thiên hạ lấy tiền nuôi bố, mẹ, vợ, con, chỉ đến kỳ hội làng, giỗ tết mới kéo nhau về. Thuở ấy, người con trai nào không được các Phó cả mời đi làm, nghĩa là vụng nghề, thuộc hạng hèn yếu, bị gái làng chê bai nên rất khó được con cái nhà tử tế yêu để lấy về làm vợ.
Có thể nói Viên Đình của Đông Lỗ là đất thợ, nhưng là thợ xuất ngoại. ở làng, trừ dịp tết, thường chỉ có người già yếu, đàn bà và con trẻ. Vì lẽ đó, con gái Viên Đình nổi tiếng đảm đang, tháo vát rất hiếu hiền với bố mẹ. Phụ nữ Viên Đình đánh trâu ra đồng cày bừa sớm tối, đánh gianh chặn gió lợp nhà. Mọi công việc cưới xin, ma chay, giỗ tết, các bà lo toan từ làm cỗ đến giao đãi khách, các ông giỏi giang ở ngoài thiên hạ về nhà chỉ là loại trai đưa gianh cho vợ, lúc tiệc tùng thì vào ngồi hưởng vui vậy thôi.
Điều đó cũng là lẽ phải. Các đức ông chồng đi suốt tháng, suốt ngày vất vả kiếm tiền, lúc về đưa bọc tiền cho vợ, đằng đẵng mấy tháng trời vợ chồng mới gặp mặt nhau, các bà “tâm lý lắm” không nỡ để các ông chồng phải lo lắng, bận bịu công việc ở nhà.
Những trai làng Viên Đình theo nghề mộc, làm thuê cho thiên hạ. Đã làm thuê, có khi người chủ mướn công, cũng có khi người ta khoán gọn công việc. Đi làm, lại là làm thiên hạ, tất khác đi chơi, phải chí thú mà làm ăn. Tính mục đích đặt ra rõ ràng như vậy nên mọi sự từ ăn uống, ngủ nghỉ, đến công cụ hành nghề, người thợ Viên Đình đều phải kỹ lưỡng để đạt tới cái sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian công sức, tiết kiệm giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ mới là tài tính.
Hàng năm có những tốp thợ người Viên Đình, tổng Đông Lỗ ngược nước sông Hồng, sông Đà lên thực thi nghệ làng ở vùng Tày – Thái. Trên ấy sẵn việc để làm hơn vùng khác, kỹ nghệ cũng không đòi hỏi cầu kỳ, thợ đồ mướp là làm được, làm luân phiên nhà này sang nhà kia, có điều kiện truyền nghề cho trai làng mới theo nghiệp của làng. Thức ăn của vùng Tày – Thái cũng không phải sẵn nhưng có một thứ rất sẵn, ấy là thịt chó. Các nhóm Tày – Thái, nhất là phụ nữ và trẻ em kiêng không ăn thịt chó, khi ấy gia đình nào cũng muốn nuôi chó để giữ nhà, dọn vệ sinh, đi săn và chia sẻ tình cảm. Thịt chó là nguồn thực phẩm rất sẵn đối với những thợ mộc sống ở vùng Tày – Thái, họ có thể xin chó của gia đình trong vùng để hóa kiếp cho chó mà không phải trả tiền cho chủ nhà. ở vùng Tày – Thái thịt chó không được ăn trong nhà, phải ăn ở các lán trại, phụ nữ Tày – Thái nhất quyết không chịu để mùi thịt chó dính vào bát đũa, xoong, nồi, đồ ăn thức uống của gia đình.
20170708 094557
(Đình Làng Kẹo năm 1964)
17799279 1469477923124511 2210209348753725864 N
17799125 1469476213124682 7404224580518450351 NCay Gao

(những trò chơi mùa lễ hội thôn Viên Đình)
Nguồn thức ăn thì có sẵn nhưng tập tục ràng buộc quá khắt khe buộc những tốp thợ mộc người Viên Đình ở tổng Đông Lỗ tìm đến một giải pháp tối ưu ở vùng Tày- Thái là chế biến kiểu thịt cho một nồi, ăn khô và ăn theo lối bốc tay thay cơm.
Từ nguồn gốc phát sinh ban đầu như trên, hàng năm vào dịp sắp tết nguyên đán diễn ra sự hội nhập đông vui của các trai làng làm thợ ở các nơi về. Biết bao hương thơm sắc lạ ở khắp mọi miền cũng nhân dịp này được người làng khoe diễn. Theo con đường đó, thói quen thịt chó một nồi đã được một tốp thợ nào đó của làng truyền đạt kinh nghiệm, nhanh chóng được các tốp thợ khác học hỏi, coi đó là phát minh sáng chế của làng mình, của cả tổng Đông Lỗ. Mẹo chế biến thịt chó một nồi khi đã tiếp thụ vào làng Viên Đình thì được người làng tìm tòi, nâng cao kỹ thuật nấu nướng, để món ăn đạt đến mĩ mãn.
Hqdefault (1)
(Lòng chó nướng rơm nếp quýt)
Đặc sản thịt chó một nồi được coi là ngon phải đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối. Đầu tiên là chọn chó. Kinh nghiệm cho hay chó vàng độ 8 – 9 tháng tuổi (có nhu cầu đực cái), dân gian quen gọi là cầy tơ, ở độ tuổi đó, thịt chó không bị già quá ăn dai, không non quá ăn nhão, người Viên Đình có quy định cứ 1kg chó tương ứng với một người ăn, để ăn thật no, thật chán, thật sướng mới thôi, ăn theo phong cách của người thợ không đãi bôi, giữ gìn.
Bắt chó trói giật cánh khuỷu, treo ngược, cắt một miếng con da cổ, chọn tìm hai tia máu, cắt đứt một nhát lấy tiết. Tiết chó bỏ muối một lần tương ứng độ nhạt mặn của cả nồi thịt chó. Cắt tiết xong cho chó nằm quỳ để thui chó. Rơm thui là rơm nếp quýt, đốt hai sườn đến lưng, sau cùng là bụng. Lại dùng rơm nếp tuốt sạch lông rồi thui lần hai, chớm vàng mặt da, ngấm mùi hương thơm nếp quýt, thui đâu được đấy.
Rửa sạch chó tách phần xương, chặt xương theo lối cứ hai rẻ sườn thành một miếng. Số thịt thái vuông con trì. Thịt xương lẫn lộn cho vào bóp mắm tôm đồng, riềng giã nhỏ và tiết, khác mọi nơi thịt chó một nồi không cho mẻ và bí quyết để thịt chó ngon phải bóp mật chó lẫn vào với xương thịt.Bóp trộn xong cho thịt và xương vào nồi (xưa là nồi đất) không cho nước đặt lên bếp đun, vừa đun vừa đảo khoảng 10 phút thì cho bộ lòng chó đã nhồi đậu xanh rang với bạc nhạc chó, riềng, tiết, là mơ lông trắng, lá ổi, lá ớt, có thêm lá bầu đất – một loại rau thường để nấu canh. Hấp kèm vài củ riềng già ăn ghém. Xong, phủ lớp là chuối bánh tẻ cho riềm lá vào trong miệng nồi để không bị thoát hơi ra ngoài. Tiếp tục đun nhỏ chừng 25 phút. Kinh nghiệm xưa, thời gian đun từ lúc đậy vung đến lúc bắc ra tương ứng mọt tuần thắp cây nhang. Cách đun này hơi bốc lên gặp lá chuối lại chuyển hơi xuống cứ thế xoay vòng đến chín thịt mới thôi.Thịt chín là khi xem cái cùi xương ở đùi chó thịt bị ngót một đốt tay, hoặc nhắc miếng xương ra rút được xương rẻ sườn.
Thịt chó Đông Lỗ nhất thiết phải đun hai lửa. Lần thứ nhất đun nhỏ lửa đến khi chín thì mở vung. Lần thứ hai cho ngọn lửa cháy to bùng hơi nước lên, tác dụng bật mùi hôi thoát ra. Lòng chó mang khỏi nồi quấn vào que xoay tròn nướng cho vàng rộp trên ngọn lửa rơm nếp quýt.
Như vậy, thịt chó Đông Lỗ chỉ gồm 3 món: Thịt om, xương chặt rẻ quạt, lòng nướng. Nước chấm chính là thứ nước lấy ra từ nồi.
Khi xưa, người Đông Lỗ có thói quen ăn bốc, cho là ăn kiểu thế mới thật là ngon. Uống rượu ăn bốc xương và lòng trước, thịt ăn sau điểm lá mơ tam thể và lá củ riềng già đã hấp chín, tạo ra cảm giác thơm thơm hương nếp quýt và sự cay nóng của chất riềng già với sự béo bùi của miếng thịt cùng mùi thơm đậm đà của mắm tôm đồng.
Ưu điểm của thịt chó một nồi là thịt ăn đậm, không hôi mùi mỡ, người ta có thể ăn no, không biết chán, càng ăn càng ngon. Thịt chó một nồi còn tác dụng để được lâu, thức ăn dự trữ cho những ngày sau. Kinh nghiệm cho hay, để thịt đến hôm sau ăn, đun thêm lửa lần nữa sẽ cảm nhận miếng thị bùi, béo, thơm đậm hơn nhiều.
Thịt chó một nồi trở thành đặc sản dùng phổ biến trong sinh hoạt văn hóa của người Viên Đình. Trừ đám cưới, còn các kỳ tiết, hội lễ, kỵ giỗ, người làng vẫn thường làm món này được khách xa gần rất mến chuộng. Xem thế đủ biết, thịt chó một nồi ở Đông Lỗ phản ánh tri thức và phong cách ăn – một nét văn hóa của người thợ thủ công gắn với nông nghiệp ở đất Đông Lỗ đồng chiêm.

(Nồi đun thịt chó một nồi)
Hqdefault (1)

Hqdefault
P/S Dương Sửu

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan