Tại sao con chó của tôi lại ồn ào đến như vậy?
Đây hẳn là điều bạn không mong đợi khi rước bé cún về nhà nhỉ? Điều tưởng chừng rất bình thường này lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe gia đình bạn và những người xung quanh, gây tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ láng giềng… Để có hướng khắc phục cụ thể, chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân vì sao các bạn nhỏ này “lắm lời” như vậy nha.
- Bảo vệ lãnh thổ: khi bị người lạ hoặc thú lạ xâm phạm vào lãnh thổ của mình, các cô cậu cún thường dùng tiếng sủa để cảnh báo, đôi khi sẽ tỏ ra rất dữ tợn.
- Báo động/ sợ hãi: cún sủa khi nghe tiếng động hoặc vật thể lạ gây chú ý hoặc làm giật mình. Thường gặp ở các bạn trông giữ nhà tốt.
- Chán nản/ cô đơn khi phải ở một mình trong thời gian dài
- Sủa là một hình thức chào hỏi, tiếng sủa vui và thường kèm theo vẫy đuôi hoặc nhảy cẫng lên
- Gây sự chú ý: khi chúng muốn chơi cùng bạn, ra ngoài đi dạo hoặc muốn được khen thưởng
- Hội chứng lo âu khi xa cách: những chú cún bị hội chứng này thường sủa quá mức khi bị bỏ một mình. Ngoài ra, chúng còn có các triệu chứng khác như đi tới đi lui, phá phách, trầm cảm. Hội chứng “sủa ép buộc”: cún sủa chỉ vì thích nghe giọng của mình, thường có kèm các hành vi như chạy theo vòng tròn hoặc chạy dọc theo hàng rào.
Một số mẹo cần nhớ trong quá trình kiểm soát tiếng sủa của cún:
- Cần kiên nhẫn và thật bình tĩnh
- Nói một cách bình tĩnh và chắc chắn: “Im lặng” (nhưng không hét lên vì chúng sẽ nghĩ bạn hét = bạn đang tham gia “góp giọng” với chúng). Và bạn nhớ thưởng và khen ngợi ngay khi cún ngừng sủa. dần dần cún sẽ hiểu sủa là xấu và không sủa sẽ được thưởng.
- Hoặc bạn có thể dùng mệnh lệnh bằng tay thay cho lời nói (đưa ngón tay lên môi)
- Dẫn cún đi dạo, cùng chơi banh trước khi bạn đi vắng có thể làm cún tiêu hao năng lượng và không sủa khi ở một mình
- Điều chỉnh ngay khi phát hiện cún sủa quá mức
- Bệnh lý hoặc một số loại thuốc có thể làm cún nhà bạn thấy khó chịu. Bạn hãy đưa bé đến gặp BSTY nếu nghi ngờ các vấn đề sức khỏe nhé.
- Không dùng rọ mõm hoặc các vật dụng khác để làm cún im lặng một thời gian dài vì có thể gây nguy hiểm cho thú cưng.
Sau đây là một số cách giúp bạn hạn chế tiếng ồn dựa theo các nguyên nhân ở trên:
- Bảo vệ lãnh thổ/ Báo động/ Sợ hãi: cách ly cún khỏi các tác nhân gây chú ý/ làm sợ hãi/ đe dọa lãnh thổ của cún.
- Chán nản, cô đơn: bạn nên dành nhiều thời gian hơn để đưa cún đi dạo, chơi cùng cún; khi bạn vắng nhà, nên cho cún thêm đồ chơi hoặc nuôi thêm một người bạn để chơi cùng (nếu có điều kiện). Với chó hay sủa ban đêm, bạn nên giữ chúng trong nhà, vừa đỡ phiền hàng xóm, vừa bảo vệ gia đình bạn, vừa bảo vệ cún khỏi các nguy hiểm như bị trộm, chạy trốn, bị đầu độc, ăn bậy, phá phách… và dần dần cún sẽ học được cách ngủ yên trong nhà.
- Chào hỏi: Bạn cần huấn luyện cho cún không sủa khi bạn về nhà hoặc chuông cửa reo. Gợi ý: huấn luyện cún đi đến một chỗ và ở đó khi cửa mở. Chọn chỗ có thể thấy cửa nhưng không quá gần, tập cho cún đến đó và ngồi yên. Khi đã thành thục thì bạn bắt đầu mở cửa trong khi cún ngồi yên ở vị trí của mình. Dần dần, cún sẽ học cách ngồi đúng vị trí khi cửa mở ra và có người bước vào. Lưu ý không thưởng/ cưng nựng/ giao tiếp với cún cho đến khi cún ngưng sủa và ngồi đúng vị trí.
- Gây sự chú ý: Bạn không nên đáp ứng ngay yêu cầu của chúng cho đến khi chúng ngừng sủa. Thay vào đó, bạn có thể dạy cún cách giao tiếp khác: đem tới dây dẫn để được ra ngoài chơi, đem tới khay ăn để được cho thức ăn nước uống. Nếu cún sủa và bạn thấy khay ăn trống rỗng, hãy đợi vài phút, đi làm việc khác, sau đó cho thêm thức ăn vào khay để cún không nghĩ tiếng sủa của mình có hiệu quả.
- Hội chứng lo sợ xa cách/ hội chứng sủa bắt buộc: khó điều trị và thường cần đến thuốc hỗ trợ.
Một số biện pháp khác
Vòng cổ chống sủa: được quảng cáo là sẽ giúp cún nhà bạn ngưng sủa ngay, phát ra âm thanh hoặc sóng siêu âm gây khó chịu khi cún sủa. Và thực tế là nó không có hiệu quả trên mọi con chó!
Xem thêm: Cách phối giống chó Poodle từ A-Z
Vòng cổ gây sốc, tạo ra xung điện khi cún sủa, gây ra cơn đau kinh hoàng cho thú cưng, hoàn toàn có thể gây hại và làm chúng hung ác hơn .Mổ Ruột để không sủa là một thủ pháp còn gây tranh cãi và bị nhiều người xem là vô nhân đạo vì không xử lý được căn nguyên của việc sủa. Đây là một thủ pháp cắt bỏ những nếp gấp mô ở hai bên thanh quản, làm cho giọng sủa của cún khàn hơn. Các biến chứng thường xảy ra và hoàn toàn có thể rình rập đe dọa tính mạng con người như khó thở, dễ bị không thở được và bị đau lê dài. Mổ Ruột không làm cún ngưng sủa, mà chỉ làm giọng sủa khác đi .Lược dịch : https://pets.webmd.com/dogs/guide/understanding-why-dogs-bark
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh