Rồng đỏ
Rồng đen
* Dòng “armadillo”
– Vào lúc mà trại Interfish làm cả thế giới ngạc nhiên với dòng betta rồng của mình, một dòng cá có tên “armadillo” được lai tạo ở Mỹ bởi Victoria Parnell-Stark.
– Ý tưởng ban đầu bắt nguồn từ quyển sách của Walt Maurus, trong đó ông đưa vào tấm hình của một con betta trông rất độc đáo là kết quả lai xa giữa cá thuần dưỡng với cá hoang dã, chẳng hạn như Betta imbellis. Con cá xinh đẹp này được gọi là “Neon” betta. Quyết định tái tạo con cá khác thường này, Victoria Parnell-Stark đặt hàng nhiều cá betta hoang dã từ Thái Lan bao gồm Betta imbellis cũng như Betta sp. Mahachai. Kết quả như đã nói ở trên, lai Betta sp. Mahachai không chỉ khó mà còn thất thường, và phải sau vài lần thử và thất bại thì việc lai giữa Betta sp. Mahachai với betta xanh lục mới thành công. Tuy nhiên, bầy cá con không mạnh khỏe và khó sinh sản.
Rồng xanh luc
* “Betta rồng” – Di truyền?
– Chúng ta đều biết rằng những con betta metallic đầu tiên được tạo ra vào khoảng năm 2000. Phải mất 5 năm trước khi tiến sĩ Leo Buss đăng tải hàng loạt các bài viết cung cấp thông tin và soi rọi ánh sáng vào cơ chế di truyền của kiểu hình này. Vào thời điểm hiện tại, khoảng thời gian tương tự đã trôi qua kể từ khi con betta “rồng” đầu tiên được lai tạo nhưng không có nhiều thông tin về di truyền của kiểu hình này được công bố và do đó một số câu hỏi chưa có lời giải đáp vẫn còn tồn tại:Gen nào quyết định kiểu hình betta rồng?Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng bề ngoài độc đáo của betta “rồng” tác động lên lớp màu ánh kim. Đến nay, có rất nhiều gen được cho là tác động đến lớp ánh kim, chẳng hạn như các gien màu ánh kim truyền thống như xanh thép (blbl), xanh lục/xanh ngọc (BlBl) và xanh dương (Blbl), gien ánh kim metallic và vàng (copper) (biến thể hoang dã có ít màu ánh kim vàng) và gien lan màu ánh kim (Si) vốn tác động đến mật độ và phân bố của lớp màu ánh kim.
Xem thêm: Phân bộ Nhím lông – Wikipedia tiếng Việt
* Rồng xanh có tồn tại không?
– Đặc điểm lớp vảy metallic dày, trắng/bạc trên thân chủ yếu được phát hiện ở cá rồng đỏ, vàng, cam, trắng và đen. Trong trường hợp cá rồng đỏ, vàng và cam, lớp màu này xuất hiện ở cả nền sẫm lẫn nền nhạt. Thú vị thay, đến nay, đặc điểm vảy metallic trắng/bạc chưa xuất hiện ở cá betta ánh kim truyền thống nền sẫm (xanh thép, xanh lục và xanh dương). Hình một con rồng xanh “lý tưởng” như ở dưới minh họa cho ý tưởng này.
Rồng xanh dương sống sót trong tưởng tượng .
* Rồng xanh lý tưởng
– Ở trường hợp cá betta ánh kim truyền thống nền sẫm, lớp vảy trắng/bạc dường như bị che khuất mặc dù dựa trên quan sát thông thường (bằng mắt) lớp vảy của chúng hoàn toàn khác với cá ánh kim bình thường nhờ dày hơn. Có những báo cáo về rồng đỏ và rồng đen với với tông xanh trên vảy nhưng cho đến nay, chưa có con rồng xanh với lớp vảy ánh kim dày màu trắng/bạc nào xuất hiện.
Xem thêm: Phân bộ Nhím lông – Wikipedia tiếng Việt
Rồng vảy xanh
* Kết luận
– Mặc dù cá rồng đã xuất hiện trong thế giới cá betta khoảng 5 năm trước đây, dường như các biến thể màu sắc và hoa văn mới vẫn đang được phát triển một cách không có giới hạn. Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Cách định nghĩa về cá rồng là vẫn chưa rõ ràng. Để giải đáp chúng thì phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa. Việc khảo sát các tế bào sắc tố ở cấp độ kính hiển vi như từng thực hiện với màu ánh kim vàng trước đây, kết hợp với việc thiết lập một chương trình lai tạo có thể cung cấp nhiều thông tin hơn về gien nào hay biến thể gien nào tạo ra bề ngoài độc đáo của cá betta “rồng”.
Các loài cá xiêm_Nguồn:Sưu tầm
Trích dẫn từ: kythuatnuoitrong.com
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh