Mắt bị vàng: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Đăng Duân – Bác sĩ mắt- Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ Duân đã có trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhãn khoa.

Mắt bị vàng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sức khỏe đang có vấn đề. Vậy khi xuất hiện mắt bị vàng thì có những gì cần phải lưu tâm?

1. Thế nào là mắt bị vàng?

Phần lòng trắng (củng mạc) của mắt chuyển sang màu vàng khi một tình trạng có tên hoàng đản xảy ra. Hoàng đản (vàng da) là hiện tượng sinh lí thường thấy ở trẻ mới sinh, tuy nhiên dù là trẻ em hay người lớn thì đều có khả năng xuất hiện hoàng đản.

Củng mạc có màu vàng khi cơ thể dư thừa hoạt chất có tên là bilirubin. Bilirubin là chất có màu vàng được hình thành sau khi tế bào hồng cầu bị phá hủy. Bilirubin là thành phầntrong máu, nếu không vượt quá ngưỡng thì sẽ không có biểu hiện bất thường. Bilirubin được liên hợp tại gan, nó cũng là thành phần của dịch mật – một loại dịch tiêu hóa không thể thiếu. Nếu nồng độ bilirubin tăng lên trong máu quá nhiều, hoặc vì lí do nào đó đáp ứng chuyển hóa của gan không đủ thì nó sẽ tích lũy lại và gây ra hoàng đản, khiến mắt chuyển sang màu vàng.

2. Các nguyên nhân thường thấy khiến mắt chuyển sang màu vàng

2.1 Viêm gan

Gan có thể bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà thường thấy nhất là viêm gan do virus. Các loại virus viêm gan phổ biến là virus viêm gan A, B và C. Viêm gan virus có thể xảy ra cấp tính hoặc mạn tính (tức là tình trạng viêm kéo dài trong ít nhất 6 tháng).

Viêm gan khiến cho gan bị tổn thương, ảnh hưởng tới hoạt động của gan đối với bilirubin, cuối cùng dẫn đến hoàng đản. Bên cạnh các nguyên nhân vi sinh vật gây viêm gan, gan cũng có thể bị viêm do một số thuốc điều trị hoặc do các bệnh lý tự miễn.

2.2 Sỏi mật

Sỏi mật có thể xuất hiện trong túi mật hoặc ở trong các ống dẫn mật. Sỏi mật là nguyên nhân gây tắc mật phổ biến nhất. Khi xuất hiện ở trong các ống dẫn mật, sỏi mật có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần đường lưu thông của mật từ gan xuống túi mật cũng như xuống tá tràng, và trong trường hợp đó, nồng độ bilirubin sẽ tăng lên trong máu và gây hoàng đản, khiến mắt chuyển sang màu vàng.

2.3 Uống quá nhiều rượu

Nếu là người nghiện rượu nặng trong thời gian dài (tối thiểu từ 8 tới 10 năm) thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Ở một số người có thể xuất hiện tình trạng viêm và phá hủy tế bào gan, theo thời gian, các mô sẹo hình thành để thay thế những mô gan khỏe mạnh đã bị phá hủy, gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động chức năng của gan.

2.4 Một số thuốc điều trị nhất định

Một số điều trị có mối liên hệ tới hoàng đản gồm có :

  • Acetaminophen (nếu sử dụng quá nhiều)
  • Penicillin (chẳng hạn như amoxicillin/clavulanate)
  • Thuốc tránh thai
  • Chlorpromazine (thuốc sử dụng trong điều trị một số rối loạn tâm thần và cảm xúc)
  • Các steroid.

Thuốc tránh thai

2.5 Nhiễm trùng gan

Mặc dù virus là nguyên do phổ cập nhất gây viêm gan, tuy nhiên gan cũng hoàn toàn có thể bị các nhiễm trùng khác, ví dụ điển hình như sán lá gan – một loại ký sinh trùng tại gan .

Con người có thể bị nhiễm sán lá gan thông qua việc ăn sống hoặc chưa nấu đủ chín cá và các loại thực vật bị nhiễm. Một số loại ký sinh trùng khác cũng có thể chui lên đường mật và gây tắc mật, chẳng hạn như giun đũa.

2.6 Các bệnh về ống mật chủ

Sỏi mật là nguyên do bệnh lý hay gặp nhất tại ống mật chủ, tuy nhiên còn có 1 số ít nguyên do hiếm gặp khác gây hoàng đản, ví dụ điển hình như :

  • Teo đường mật bẩm sinh: Khiến mật không thể lưu chuyển, là một bệnh bẩm sinh.
  • Viêm đường mật nguyên phát (primary biliary cholangitis): Đường mật sẽ bị phá hủy dần theo thời gian.
  • Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát (primary sclerosing cholangitis): Khiến đường mật xuất hiện các mô sẹo.

2.7 Phản ứng đối với việc truyền máu

Nếu truyền nhóm máu không thích hợp sẽ dẫn tới việc xảy ra các phản ứng miễn dịch để hủy hoại các hồng cầu mới truyền vào, giải phóng ra bilirubin gây hoàng đản. Tuy nhiên hoàng đản không phải yếu tố duy nhất khi truyền nhóm máu không thích hợp, bởi còn nhiều các phản ứng nặng rình rập đe dọa tính mạng con người khác xảy ra. Nhờ công tác làm việc bảo đảm an toàn truyền máu mà việc truyền nhóm máu không thích hợp lúc bấy giờ rất hiếm gặp .
Truyền máu

2.8 Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Bệnh hồng cầu hình liềm đặc biệt hay gặp ở những người gốc Phi và Caribbean. Bệnh hồng cầu hình liềm khiến các tế bào hồng cầu bị thay đổi hình dạng, dính vào nhau và tích lũy trong gan, đồng thời vòng đời của các tế bào hồng cầu này cũng ngắn hơn bình thường. Khi chúng chết đi sớm hơn so với hồng cầu bình thường, bilirubin được giải phóng ra, nhưng gan không thể xử lý kịp, gây nên hoàng đản.

2.9 Xơ gan

Xơ gan là thực trạng Open các mô sẹo sửa chữa thay thế mô gan lành. Xơ gan diễn ra từ từ trong một thời hạn dài, và có rất nhiều thực trạng cũng như bệnh lý khác nhau gây ra xơ gan, phổ cập là :

  • Nghiện rượu nhiều năm
  • Béo phì, tạo điều kiện xuất hiện cho các bệnh lý gây xơ gan
  • Viêm gan virus Bviêm gan virus C mạn tính

Xơ gan càng nặng thì hoạt động giải trí công dụng của gan càng suy giảm .
Xơ hóa gan

2.10 Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan mà không liên quan tới việc sử dụng rượu, trong đó có một dạng bệnh nghiêm trọng là viêm gan hoại tử không do rượu, dẫn tới hoại tử tế bào gan và xơ gan.

2.11 Thiếu máu huyết tán

Trong thiếu máu huyết tán, các tế bào hồng cầu bị phá hủy quá nhanh, giải phóng ra quá nhiều bilirubin khiến gan không xử lý kịp. Thiếu máu huyết tán có thể là bệnh bẩm sinh, nhưng cũng có thể xuất hiện sau nhiễm trùng, bệnh tự miễn và một số tình huống khác.

2.12 Ung thư

  • Ung thư gan: Ung thư gan gây phá hủy tế bào gan hoặc đường mật, ảnh hưởng tới chức năng gan và do đó gây hoàng đản.
  • Ung thư tụy: Các khối u ở tụy có thể gây chèn ép lên các đường mật, làm tắc nghẽn đường mật và do đó cũng gây nên tình trạng hoàng đản.
  • Ung thư túi mật: Đây là một loại ung thư hiếm gặp, tiến triển âm thầm cho đến khi khối u đủ lớn mới gây triệu chứng. Khi u chèn ép đường mật gây tắc mật thì hoàng đản sẽ xuất hiện.

Sàng lọc ung thư tụy

2.13 Hội chứng Gilbert

Đây là một rối loạn hiếm gặp, gan không có đủ enzyme để chuyển hóa bilirubin, khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng lên và hoàng đản xảy ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Rate this post

Bài viết liên quan