Thính giả Nguyễn Hoàng ở Houston, Texas email đến câu hỏi sau đây:
“Xin hỏi về trị giun sán
Gia đình tôi di dân sang Mỹ nay gần được hai năm. Chúng tôi có hai con nhỏ ở độ 10 tuổi.
Khi ở Việt Nam các thầy thuốc cho con tôi uống thuốc xổ lãi, cứ theo định kỳ, dường như là khoảng 6 tháng một lần. Người lớn cũng uống. Ở Mỹ, hay ít ra là nơi tôi ở, không thấy các thầy thuốc nhắc tới việc cho cho trẻ em hay người lớn uống thuốc xổ lãi gì hết. Tôi ra tiệm thuốc cũng không tìm mua được thuốc xổ lãi.
Xin bác sĩ giải thích về bệnh giun lãi này, nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa trị. Và những đứa trẻ nhà tôi có cần tiếp tục uống thuốc lãi như ở Việt Nam hay không?”
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Giun, sán ở Việt Nam và ở Mỹ
(Intestinal Parasites in Vietnam and USA)
Con sán (giun) tiếng Mỹ có thể gọi là “worm”, tuy nhiên, chữ worm có nghĩa chung là con sâu, không phải riêng con sán sống ký sinh trong cơ thể chúng ta.Từ khoa học là helminth, do gốc tiếng Hy lạp cũng có nghĩa là “con sâu”, để chỉ những con sán lãi (Ascaris lumbricoides), sán móc (Hookworm, Ancylostoma duodenale, Necator americanus) và sán tóc (Trichuris trichiura; [trich]= tóc; “whipworm” =có nghĩa là con sán hình như cái roi; whip là cái roi). Ba con ký sinh trùng kể trên thuộc về nhóm sán truyền qua đất (soil-transmitted helminths). Có chừng một tỷ người trên thế giới mắc bệnh sán đũa, hai con kia ký sinh chừng 600-700 triệu người (US CDC).
Sán đũa và sán tóc ở trong ruột người, đẻ ra trứng, trứng đi ra ngoài cùng với phân người. Nếu đi cầu ngoài đất, không dùng phòng vệ sinh đúng cách, hay dùng phân người bón cây, các trứng này nảy nở trong đất, bám vào thức ăn (như rau cải), vào tay người chế biến thức ăn hay tay của người bệnh đi vào miệng và đường tiêu hoá của người và gây bệnh.
Đối với sán móc, trứng theo phân ra ngoài, trứng không gây bệnh, mà phải nở ra thành con ấu trùng (rhabditiform larvae), ấu trùng phát triển qua một giai đoạn khác (filariform larvae), sống trên những ngọn cỏ, có được khả năng chui xuyên qua da người, đi vào máu người để lên phổi, từ phổi theo đàm (lúc ho) đi vào bao tử (dạ dày), vào ruột bệnh nhân và phát triển thành con sán móc trưởng thành.
Sán kim (pinworm, Enterobius vermicularis) là một ký sinh trùng chỉ sống ở người ta. Sán kim trưởng thành đến vùng ruột gần hậu môn sinh trứng, trứng ra ngoài, ở ngay tại hậu môn người bệnh, thường là trẻ con. Ấu trùng trong trứng sán phát triển trong vòng 4-6 giờ, những người hay gãi hậu môn (vì ngứa), hay thay tã (diaper) cho trẻ em, hay ngồi lên cùng bàn cầu tiêu có nhiễm trứng lãi kim có thể vô tình đem các trứng này vào miệng mình. Trứng vào ruột non, nở ra (hatch) và phát triển thành lãi trưởng thành trong đầu ruột già (cecum). 1-2 tháng sau khi nuốt trứng sán, thì con sán mẹ bắt đầu sinh được trứng, tuy nhiên, sinh xong thì sán mẹ chết. Cho nên nếu giữ vệ sinh đừng cho lây lại (không sờ hậu môn, rửa tay..) thì hy vọng có thể hết bệnh trong một thời gian.
Ở Mỹ cũng như châu Âu, Nhật (nước phát triển), đa số có nước máy (running water) sạch, phân người đều được xử lý tốt (không lọt ra ngoài nơi trồng trọt, chế biến thực phẩm), đa số trẻ con được dạy dỗ rửa tay sau khi tiêu tiểu và trước khi ăn, cho nên bệnh các ký sinh trùng truyền theo đất rất ít khi gặp. Dù gặp thì chỉ một số ít di dân từ xứ khác đến, hoặc những nơi rất nghèo nàn. Riêng sán kim (pinworm) là một bệnh khá phổ biến ở các nhà trẻ, vì trứng sán kim có thể theo phân các em bé qua tã và nắp cầu tiêu, các đồ chơi các bé dùng chung, các chiếu nằm chung, truyền từ trẻ này sang trẻ khác.
Các nơi tập trung nhiều người (nhà tù,viện mồ côi, nhà già…/institutionalized people)có thể đến 50% người mắc sán kim.
Theo kinh nghiệm bản thân hành nghề ở Mỹ mấy chục năm nay tại Fairfax County, Virginia là một vùng giàu có ở Mỹ, rất ít khi tìm thấy những trường hợp bị các ký sinh trùng này ở trẻ em Việt, mặc dù theo thói quen, phụ huynh vẫn hay nhắc nhở bác sĩ cho đi thử phân vì còn sợ các loại sán.
Hai mươi mấy năm trước, một vài trẻ em từ VN mới qua còn mang sán lãi (đũa) trong ruột. Một em mười mấy tuổi còn bị sán lãi bò lên miệng lúc ngồi trong lớp, em sợ quá, cắn con lãi và nuốt xuống để các bạn không biết. Những trường hợp như vậy không cò thấy xảy ra trên mười năm gần đây. Tôi có cho thử phân tìm ký sinh trùng cho những trẻ em mới nhập cư, nhưng hầu như chưa bao giờ tìm được ký sinh trùng đáng kể. Có lẽ nhờ các bs Việt nam cho uống thuốc xỗ lãi đều đặn, cũng như nền y tế và đời sống VN tiến xa hơn trước nhiều, ít lắm là cũng đối với những người thuộc diện di dân qua Mỹ.
Mebendazole (Vermox) là một thuốc trừ lãi rất hiệu nghiệm ở Mỹ, cần toa bác sĩ mới mua được.
Trẻ em 2 tuổi trở lên và người lớn:
● Sán kim (pinworm): chỉ cần nhai/ uống một liều (1 viên 100mg).
● Sán (giun) đũa (Ascaris), sán móc và sán tóc (whipworm) uống 1 viên x 2 lần trong ngày (2 viên trong 24 giờ), 3 ngày liên tiếp
● Các sán, giun khác, có thể uống lâu hơn, tuỳ bệnh.
● Sán kim có thể uống một liều nữa sau 2 tuần nếu chưa hết. Sán móc, sán tóc, lập lại sau 3-4 tuần nếu chưa hết.
Biến chứng có thể xảy ra gồm : dị ứng, ngứa, đau bụng (nhất là nếu có sán nhiều trong bụng, nhức đầu, ói; cần theo chỉ dẫn của bác sĩ mình. Tôi đoán là các bác sĩ ở VN dùng thuốc này để xổ lãi theo định kỳ. Hồi còn làm bác sĩ ở trại tỵ nạn 30 năm trước đây (Malaysia), tôi cũng từng đề xướng dùng thuốc cho mọi người đến trại.
Chúc quý vị thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền
Ngày 18 tháng 4 năm 2013
——————————————
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ yeuthucanh@gmail.com
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.Thính giả Nguyễn Hoàng ở Houston, Texas email đến câu hỏi sau đây:“Xin hỏi về trị giun sánGia đình tôi di dân sang Mỹ nay gần được hai năm. Chúng tôi có hai con nhỏ ở độ 10 tuổi.Khi ở Việt Nam các thầy thuốc cho con tôi uống thuốc xổ lãi, cứ theo định kỳ, dường như là khoảng 6 tháng một lần. Người lớn cũng uống. Ở Mỹ, hay ít ra là nơi tôi ở, không thấy các thầy thuốc nhắc tới việc cho cho trẻ em hay người lớn uống thuốc xổ lãi gì hết. Tôi ra tiệm thuốc cũng không tìm mua được thuốc xổ lãi.Xin bác sĩ giải thích về bệnh giun lãi này, nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa trị. Và những đứa trẻ nhà tôi có cần tiếp tục uống thuốc lãi như ở Việt Nam hay không?”Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:(Intestinal Parasites in Vietnam and USA)Con sán (giun) tiếng Mỹ có thể gọi là “worm”, tuy nhiên, chữ worm có nghĩa chung là con sâu, không phải riêng con sán sống ký sinh trong cơ thể chúng ta.Từ khoa học là helminth, do gốc tiếng Hy lạp cũng có nghĩa là “con sâu”, để chỉ những con sán lãi (Ascaris lumbricoides), sán móc (Hookworm, Ancylostoma duodenale, Necator americanus) và sán tóc (Trichuris trichiura; [trich]= tóc; “whipworm” =có nghĩa là con sán hình như cái roi; whip là cái roi). Ba con ký sinh trùng kể trên thuộc về nhóm sán truyền qua đất (soil-transmitted helminths). Có chừng một tỷ người trên thế giới mắc bệnh sán đũa, hai con kia ký sinh chừng 600-700 triệu người (US CDC).Sán đũa và sán tóc ở trong ruột người, đẻ ra trứng, trứng đi ra ngoài cùng với phân người. Nếu đi cầu ngoài đất, không dùng phòng vệ sinh đúng cách, hay dùng phân người bón cây, các trứng này nảy nở trong đất, bám vào thức ăn (như rau cải), vào tay người chế biến thức ăn hay tay của người bệnh đi vào miệng và đường tiêu hoá của người và gây bệnh.Đối với sán móc, trứng theo phân ra ngoài, trứng không gây bệnh, mà phải nở ra thành con ấu trùng (rhabditiform larvae), ấu trùng phát triển qua một giai đoạn khác (filariform larvae), sống trên những ngọn cỏ, có được khả năng chui xuyên qua da người, đi vào máu người để lên phổi, từ phổi theo đàm (lúc ho) đi vào bao tử (dạ dày), vào ruột bệnh nhân và phát triển thành con sán móc trưởng thành.Sán kim (pinworm, Enterobius vermicularis) là một ký sinh trùng chỉ sống ở người ta. Sán kim trưởng thành đến vùng ruột gần hậu môn sinh trứng, trứng ra ngoài, ở ngay tại hậu môn người bệnh, thường là trẻ con. Ấu trùng trong trứng sán phát triển trong vòng 4-6 giờ, những người hay gãi hậu môn (vì ngứa), hay thay tã (diaper) cho trẻ em, hay ngồi lên cùng bàn cầu tiêu có nhiễm trứng lãi kim có thể vô tình đem các trứng này vào miệng mình. Trứng vào ruột non, nở ra (hatch) và phát triển thành lãi trưởng thành trong đầu ruột già (cecum). 1-2 tháng sau khi nuốt trứng sán, thì con sán mẹ bắt đầu sinh được trứng, tuy nhiên, sinh xong thì sán mẹ chết. Cho nên nếu giữ vệ sinh đừng cho lây lại (không sờ hậu môn, rửa tay..) thì hy vọng có thể hết bệnh trong một thời gian.Ở Mỹ cũng như châu Âu, Nhật (nước phát triển), đa số có nước máy (running water) sạch, phân người đều được xử lý tốt (không lọt ra ngoài nơi trồng trọt, chế biến thực phẩm), đa số trẻ con được dạy dỗ rửa tay sau khi tiêu tiểu và trước khi ăn, cho nên bệnh các ký sinh trùng truyền theo đất rất ít khi gặp. Dù gặp thì chỉ một số ít di dân từ xứ khác đến, hoặc những nơi rất nghèo nàn. Riêng sán kim (pinworm) là một bệnh khá phổ biến ở các nhà trẻ, vì trứng sán kim có thể theo phân các em bé qua tã và nắp cầu tiêu, các đồ chơi các bé dùng chung, các chiếu nằm chung, truyền từ trẻ này sang trẻ khác.Các nơi tập trung nhiều người (nhà tù,viện mồ côi, nhà già…/institutionalized people)có thể đến 50% người mắc sán kim.Theo kinh nghiệm bản thân hành nghề ở Mỹ mấy chục năm nay tại Fairfax County, Virginia là một vùng giàu có ở Mỹ, rất ít khi tìm thấy những trường hợp bị các ký sinh trùng này ở trẻ em Việt, mặc dù theo thói quen, phụ huynh vẫn hay nhắc nhở bác sĩ cho đi thử phân vì còn sợ các loại sán.Hai mươi mấy năm trước, một vài trẻ em từ VN mới qua còn mang sán lãi (đũa) trong ruột. Một em mười mấy tuổi còn bị sán lãi bò lên miệng lúc ngồi trong lớp, em sợ quá, cắn con lãi và nuốt xuống để các bạn không biết. Những trường hợp như vậy không cò thấy xảy ra trên mười năm gần đây. Tôi có cho thử phân tìm ký sinh trùng cho những trẻ em mới nhập cư, nhưng hầu như chưa bao giờ tìm được ký sinh trùng đáng kể. Có lẽ nhờ các bs Việt nam cho uống thuốc xỗ lãi đều đặn, cũng như nền y tế và đời sống VN tiến xa hơn trước nhiều, ít lắm là cũng đối với những người thuộc diện di dân qua Mỹ.Mebendazole (Vermox) là một thuốc trừ lãi rất hiệu nghiệm ở Mỹ, cần toa bác sĩ mới mua được.Trẻ em 2 tuổi trở lên và người lớn:● Sán kim (pinworm): chỉ cần nhai/ uống một liều (1 viên 100mg).● Sán (giun) đũa (Ascaris), sán móc và sán tóc (whipworm) uống 1 viên x 2 lần trong ngày (2 viên trong 24 giờ), 3 ngày liên tiếp● Các sán, giun khác, có thể uống lâu hơn, tuỳ bệnh.● Sán kim có thể uống một liều nữa sau 2 tuần nếu chưa hết. Sán móc, sán tóc, lập lại sau 3-4 tuần nếu chưa hết.Biến chứng có thể xảy ra gồm : dị ứng, ngứa, đau bụng (nhất là nếu có sán nhiều trong bụng, nhức đầu, ói; cần theo chỉ dẫn của bác sĩ mình. Tôi đoán là các bác sĩ ở VN dùng thuốc này để xổ lãi theo định kỳ. Hồi còn làm bác sĩ ở trại tỵ nạn 30 năm trước đây (Malaysia), tôi cũng từng đề xướng dùng thuốc cho mọi người đến trại.Chúc quý vị thính giả may mắn.Bác sĩ Hồ văn HiềnNgày 18 tháng 4 năm 2013——————————————Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.comChúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ yeuthucanh@gmail.com
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh