Thời điểm nào nên cai sữa cho bé?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho – Bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, sơ sinh.

Với những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, khi phải quay trở lại đi làm là lúc cần cân nhắc cai sữa cho bé. Nhiều người đắn đo không biết nên cai sữa cho con vào thời điểm nào để không quá đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Cha mẹ nên dựa theo nhu cầu của bé, điều kiện thực tế để quyết định thời điểm cai sữa tốt nhất.

1. Nên cho con bú tối thiểu bao lâu?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong vòng 6 tháng đầu đời. Trong sữa có nhiều yếu tố sinh học như kháng thể, các men và bạch cầu,… không tìm thấy trong sữa công thức. Đồng thời, axit béo có trong sữa mẹ cũng giúp trẻ phát triển não bộ và tăng cường nhận thức. Casein – một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ – giúp bé ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và dị ứng,…

Khi đã qua giai đoạn 6 tháng đầu đời, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của trẻ sẽ lớn hơn mà sữa mẹ không đủ để đáp ứng. Lúc này, cha mẹ cần cho bé ăn bổ sung bằng sữa công thức hoặc đồ ăn dặm. Phụ huynh nên cho bé ăn dặm tăng dần, đặc dần, gần với thức ăn của người lớn để đến giai đoạn cai sữa bé sẽ không bị hụt hẫng vì thay đổi thói quen ăn uống.

>>Xem thêm: Chọn sữa công thức cho trẻ Bài viết được viết bởi TS. BS Phạm Thị Việt Hương – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

2. Thời điểm thích hợp cai sữa cho bé

Không có một quy định cụ thể về thời điểm quyết định cai sữa cho con. Thời điểm có thể sớm hoặc trễ tùy từng cá nhân, hoàn cảnh gia đình cụ thể. Cai sữa là một quá trình trẻ thích nghi dần dần từ việc chuyển thức ăn là sữa sang thức ăn của người lớn nên tốc độ chuyển đổi phải diễn ra chậm rãi để bé kịp thời thích nghi.

Thời điểm nào nên cai sữa cho bé?

Khi bé bước sang những giai đoạn sau, phụ huynh có thể cân nhắc tới việc cai sữa cho bé:

  • Bé có thể ngồi thẳng và lăn trái bóng ra trước mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Khi có thể làm được những động tác này, trẻ đã gần một tuổi, hệ thần kinh và hệ vận động phát triển tương đối tốt, bé đã cứng cáp, có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ.
  • Bé có thể nói được thêm 2 – 3 từ ngoài bà, mẹ, bố hay đã có thể nói được một câu ngắn. Đây là thời điểm hệ thần kinh, thính giác của trẻ đã phát triển tốt, trẻ có thể diễn đạt mong muốn của mình bằng lời nói. Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể cai sữa cho con, kết hợp với việc cho bé ăn dặm bằng nhiều loại thực phẩm đa dạng. Đồng thời, phụ huynh cũng nên bổ sung thêm sữa ngoài cho bé với lượng khoảng 500-600ml/ngày.
  • Bé ăn được cháo và cơm nhão: khi trẻ có khả năng nhai, nuốt chứng tỏ hệ tiêu hóa đã phát triển. Lúc này, bé đã được 18 – 24 tháng tuổi. Đây là thời điểm lý tưởng khi thực hiện quyết định cai sữa mẹ cho bé. Phụ huynh có thể cho bé ngồi vào bàn ăn cùng gia đình. Việc này rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ và giúp thắt chặt thêm tình cảm gia đình.
  • Khi bé có thể nhận biết và có ấn tượng với màu sắc: bằng cách thay đổi màu sắc đầu vú, người mẹ có thể cai sữa cho bé. Khi không thấy màu sắc núm vú quen thuộc, bé sẽ dần ngưng bú. Lời khuyên cho mẹ là chỉ nên dùng những màu tự nhiên bôi lên đầu vú như dùng nghệ tạo màu vàng, dùng củ dền tạo màu đỏ,…
  • Trẻ có thể leo lên, leo xuống cầu thang: ở thời điểm này, trẻ đã được trên 24 tháng. Đây là độ tuổi các bác sĩ khuyên nên cai sữa mẹ.
  • Một số trường hợp đặc biệt: nên cai sữa ngay cho trẻ khi mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh liên quan tới bầu vú như nứt nẻ đầu vú.

Lưu ý: Thời điểm thích hợp để cai sữa là khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi, có sức khỏe bình thường, không mắc bệnh hay bị ốm. Nếu cai sữa khi bé không khỏe thì sức khỏe bé sẽ không tốt như những bé được bú mẹ đầy đủ, về sau dễ bị biếng ăn, còi xương.

3. Tiến hành cai sữa cho trẻ như thế nào?

  • Trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trước khi cai sữa cho con.
  • Khi cai sữa nên bắt đầu từ từ, không đột ngột ngưng hẳn việc cho trẻ bú. Điều này có nghĩa là các bà mẹ cần chủ động rút ngắn thời gian và cường độ cho trẻ bú để tránh những sang chấn bất lợi cho tâm lý trẻ sau này. Bên cạnh đó, từ tháng thứ 4, phụ huynh nên bắt đầu cho trẻ nếm thử thức ăn của người lớn (uống nước rau, nước canh,…) để trẻ làm quen với các mùi vị món ăn khác nhau.
  • Kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng sữa thay thế như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng với những trẻ trên 1 tuổi) và cho trẻ ăn dặm. Các món ăn dặm cho bé cần được chế biến thật mềm, nhuyễn như cháo loãng hoặc bột, vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ, vừa loại trừ nguy cơ bị hóc, nghẹn.
  • Tăng dần lượng thức ăn và độ đặc của các món ăn dặm.

Thời điểm nào nên cai sữa cho bé?

  • Cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Lựa chọn thực phẩm và chế biến đa dạng để tạo cảm giác hứng thú cho trẻ, tránh tình trạng biếng ăn.

Thời điểm cai sữa có thể tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ và điều kiện, hoàn cảnh của gia đình. Tuy nhiên nói chung, thời điểm thích hợp được bác sĩ khuyến cáo là nên cai sữa cho trẻ khi khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi. Ngoài ra khi bắt đầu cai sữa, sức khỏe trẻ phải bình thường, không có bệnh tật. Quyết định thời điểm cai sữa và tiến hành cai sữa như thế nào là rất quan trọng đối với sự phát triển sau này của con.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan