Nếu bạn đang muốn nuôi một loài cá cảnh nhỏ trong bể thủy sinh thì cá Trầm là sự lựa chọn lý tưởng. Dòng cá này có thân hình nhỏ nhưng sở hữu sức khỏe tốt, không cần chăm sóc nhiều. Vậy thì cách nuôi cá Trâm thế nào? Hãy cùng thucanh tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về cá Trâm
Cá Trâm có thể khoa học là Boraras urophthalmoides. Chúng sinh sống chủ yếu ở đầm lầy, sông, ao hồ,… Cá có thể thích nghi tốt trong nhiều môi trường sống bởi có khả năng sinh trưởng mãnh liệt. Cá Trâm là dòng cá có kích thước trung bình từ 1.5 – 2cm. Màu sắc trên cơ thể cá chủ yếu là màu đỏ hoặc cam với sọc đen ở hai bên và hơi dày ở giữa.
Các vây đuôi của cá nhỏ, trong suốt và có các vệt đỏ hoặc đen. Mỗi chú cá sẽ có một chấm đen nhỏ ở dưới góc đuôi. Giới thiệu của cá Trâm không được biểu hiện rõ ràng. Sự phân biệt giữa con đực và con cái chủ yếu về kích thước. Tuổi thọ trung bình của cá Trâm sẽ từ 3-5 năm. Trong điều kiện nuôi tốt thì tuổi thọ cá có thể kéo dài hơn.
Cách nuôi cá Trâm đơn giản mà hiệu quả
Cá Trâm là loài cá khá dễ nuôi. Dù bạn là người mới bắt đầu cũng có thể chăm sóc loài cá này.
Cách chọn cá
Để chọn được cá Trâm khỏe mạnh, bạn cần dựa trên những tiêu chí sau đây:
- Chọn cá thân hình cân tốt, màu sắc tươi tắn, phần vây không bị rách và không co rúm
- Đôi mắt cá phải trọng, không bị đục và không có đốm trắng
- Cá bơi nhanh nhẹn, linh hoạt, giữ thăng bằng tốt
- Cá bơi theo đàn, không có dấu hiệu tách đàn, bơi kém hơn
- Không nên chọn đàn cá được nuôi quá đông bởi rất dễ mắc bệnh nguy hiểm
Để chọn được những chú cá Trâm khỏe mạnh, bạn hãy đến những địa chỉ kinh doanh cá cảnh uy tín để mua. Tại đây nguồn gốc của cá sẽ được đảm bảo, hơn nữa cá cũng được chăm sóc cẩn thận nên hạn chế tình trạng nhiễm bệnh trước khi về nhà.
Chuẩn bị bể nuôi cá Trâm
Để đàn cá sống khỏe mạnh bạn nên tạo không gian sống thật xanh, giống với tự nhiên. Hồ cá xây dựng bố cục giống trên hồ, sông. Hồ nuôi nên dùng cát trơ để làm nền hồ. Xung quanh không gian bể trồng thêm các loài cây thủy sinh để cá có thể ẩn nấp.
Nhiệt độ nước thích hợp nuôi cá Trâm là từ 21-26 độ C. Độ pH thích hợp cho cá phát triển là từ 6-7. Độ cứng trung bình từ 7-14 độ dGH. Còn CO2 tương thích đảm bảo trong khoảng 0 đến 30mg/ lít. Như vậy sẽ giúp cá phát triển tốt nhất. Bể cá nên đặt ở vị trí thoáng mát, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
Cách thả cá vào bể
Thả cá Trâm vào bể không đúng cách sẽ khiến cá bị sốc. Để cá thích nghi được với bể nuôi, bạn cần thực hiện các bước thả cá sau:
- Bước 1: Ngâm túi chứa cá trên mặt bể khoảng 15-20 phút
- Bước 2: Sau thời gian ngâm, bạn mở miệng túi đựng cá, múc một ít nước trong bể vào túi sau đó đóng lại. Khoảng 5 phút sau bạn lại làm như vậy. Thao tác khoảng 4-5 lần như thế sẽ giúp cá quen với môi trường nước.
- Bước 3: Tiếp đến, bạn từ từ nghiêng túi để cá tự bơi ra bể. Lưu ý hãy thực hiện nhẹ nhàng, không đổ ào ạt vì sẽ khiến cá sợ.
Thức ăn cho cá Trâm
Cá Trâm có kích thước nhỏ nên bạn cần chuẩn bị các loại thức ăn nhỏ hoặc nghiền nát thức ăn để chúng có thể nuốt được. Bạn có thể cho cá ăn thức ăn dạng tươi như bo bo, trùn cám, artemia,… Thỉnh thoảng bạn cũng có thể thay đổi thức ăn dạng viên nghiền nhỏ như tấm vụn, thức ăn lạnh,…
Bạn nên cho cá ăn ở mức vừa đủ, tránh dư thừa. Bởi nếu dư thừa thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước, không tốt cho sức khỏe cá. Thời gian cho cá Trâm ăn thích hợp nhất là vào buổi sáng hoặc chiều mát. Mỗi ngày bạn có thể cho cá ăn từ 1-2 lần. Sau mỗi bữa ăn, bạn dành một chút thời gian để vệ sinh lại hồ nước.
Chăm sóc sức khỏe cá
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cho cá Trâm, phổ biến nhất là:
- Nguồn nước bị ô nhiễm. Nguyên nhân có thể là do phân thải, thức ăn thừa,…
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, thực phẩm không tốt ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá
- Nhiệt độ nước và độ pH không phù hợp khiến cá bị sốc
- Bể cá thiếu oxy khiến cá suy yếu, mệt mỏi.
Để phòng tránh bệnh cho cá bạn phải chú ý vệ sinh bể nuôi định kỳ. Bên cạnh đó bạn cũng phải kiểm tra môi trường nước thường xuyên cho cá, đảm bảo cá được khỏe mạnh. Chú ý không thay đổi đột ngột thức ăn cho cá, vì sẽ khiến cá dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi cá Trâm khỏe mạnh. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm bắt được các kỹ thuật nuôi cá Trâm. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết thú vị khác nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Top 7 loài cá Betta đẹp nhất được người nuôi săn đón
Cá lau kiếng là gì? Lợi ích và một số lưu ý khi nuôi