Bạn đang tìm kiếm một loài tép cảnh đẹp, dễ nuôi? Tép thanh mai sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Loài tép này không cần chăm sóc nhiều, sống khỏe và chịu được nhiều loại điều kiện môi trường khác nhau. Trong bài viết sau đây, thucanh sẽ giới thiệu đến bạn cách nuôi tép thanh mai khỏe mạnh. Cùng theo dõi bài viết nhé!
Tép thanh mai là tép gì?
Tép thanh mai có nguồn gốc từ Đông Nam Á, trong đó có Việt Na,. Ngoài tự nhiên, chúng sống tại những con suối nhỏ với nhiều cây cối. Loài tép này thuộc dòng tép Tiger, tuy vậy ngoại hình của tép thanh mai sẽ có vài điểm khác biệt so với tép tiger bình thường. Tép thanh mai chỉ có 4 sọc đen lớn.
Thân hình của tép trong suốt, chạy dọc trên đó là các sọc đen hoặc là nâu lớn. Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy trên thân tép có những đốm nhỏ màu trắng, với đuôi hơi có ánh vàng hoặc cam. Tép thanh mai là một dòng thuộc Cardina – một loại tép lạnh. Vậy nên tép sẽ thích nghi với nhiệt độ nước mát.
Cách nuôi tép thanh mai
Để nuôi tép thanh mai khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến môi trường sống và cách phòng bệnh cho chúng, cụ thể như sau:
Bể nuôi tép thanh mai
Tép thanh mai có kích thước nhỏ, chỉ khoảng 2,5cm và không tạo nhiều phân như cá. Vì vậy bạn có thể nuôi tép với mật độ dày hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên nuôi 1 con cho một lít nước. Nếu nuôi nhiều bạn cần phải thay nước, dọn bể cũng như sủi oxy nhiều hơn.
Khi nuôi tép bạn nên nuôi trong bể lớn từ 30 lít trở lên. Bởi bể càng to thì nước càng ổn định, tránh tình trạng tép bị sốc do thay đổi nhiệt độ hoặc thông số nước. Tép thanh mai có thể sống tốt ở độ pH 5.5 – 7.5, độ cứng TDS: 100-250ppm, độ cứng GH: 5-6 dGH.
Tép thanh mai là dòng tép lạnh. Vì vậy bạn nên nuôi chúng trong điều kiện nước mát, tốt nhất là từ 18-22 độ C. Bể nuôi tép nên có ammonia, nitrite bằng 0 và lượng nitrate ở mức độ thấp. Để đảm bảo các thông số này trong ngưỡng kiểm soát thì bạn phải châm vi sinh cho bể chạy lọc trong vòng 1 tuần trước khi thả tép.
Cho tép ăn gì?
Tép thanh mai là loài ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ cái gì như thức ăn thừa cho cá, rêu, tảo, lá cây chết,… Khi bạn nuôi bể tép sinh sản, bạn có thể mua thức ăn chuyên dụng cho chúng, kết hợp với các loại rau củ luộc. Bạn nên cho tép ăn đa dạng các loại thức ăn. Điều này giúp mô phỏng lại thức ăn ngoài tự nhiên của chúng, đề phòng tép bị thiếu chất.
Các bệnh thường gặp
Tép thường gặp các bệnh khi lột vỏ hoặc sốc nước. Ngoài ra tép có thể bị nấm, bị ký sinh, nhiễm khuẩn. Lý do chủ yếu khiến tép bị stress là do môi trường không tốt. Để đảm bảo tép luôn khỏe mạnh thì bạn cần thay nước, hút cặn đáy bể, rửa lọc thường xuyên.
Lượng nước tối ưu nên được thay cho thể là khoảng 10-15% lượng nước bể mỗi tuần. Thay nước cho bể định kỳ sẽ giúp môi trường sống của tép sạch sẽ và giúp tép tránh được các bệnh. Ngoài ra bạn cũng nên rửa lọc nước định kỳ, tốt nhất là khoảng 1 tháng 1 lần.
Cách nuôi tép thanh mai sinh sản
Tép thanh mai có thể sẽ khó đẻ so với các loại tép cảnh khác. Nếu bạn cung cấp cho chúng môi trường sống tốt, thức ăn dinh dưỡng thì chúng vẫn sẽ sinh sản nhanh chóng. Hầu hết mọi loại cá đều có thể ăn tép, đặc biệt là tép con. Vậy nên khi nuôi tép sinh sản, bạn cần cho chúng nhiều chỗ trốn, cây cối dày đặc.
Khi tép sinh sản tép sẽ mang trứng ở gần phần đầu. Tép cái sẽ sẵn sàng sinh sản vào lần lột vỏ tiếp theo. Khi tép cái lột vỏ, chúng sẽ giải phóng pheromones vào trong nước, thu hút con đực. Quá trình tép đực thụ tinh chỉ kéo dài vài giây. Một khi trứng đã được thụ tinh thì trứng sẽ được chuyển xuống phía dưới bụng. Trứng tép thanh mai sẽ có màu đen. Tép cái sẽ giữ trứng, liên tục quạt chân bơi để trứng có đủ oxy trong vòng 2-3 tuần.
Vừa rồi là chia sẻ của thucanh về cách nuôi tép thanh mai khỏe mạnh. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về các kỹ thuật chăm sóc tép cảnh. Đừng quên theo dõi và cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi tép cảnh khỏe mạnh và phát triển tốt nhất
Cách nuôi sâu mealworm dinh dưỡng cho cá cảnh ai cũng nên biết