Chó Alaska là gì? Cách nuôi chó Alaska mau lớn, khỏe mạnh

Chó Alaska là một trong những giống chó cảnh được yêu thích hiện nay. Chúng ngày càng trở thành người bạn thân thuộc trong nhiều gia đình. Để có được những thông tin cần thiết về loài chó này, mời bạn theo dõi bài viết sau của Thucanh. Chúng tôi sẽ giúp bạn biết được chó Alaska là gì cũng như chia sẻ kinh nghiệm nuôi hiệu quả.

Chó Alaska là gì?

Một trong số những giống chó cảnh được yêu thích hiện nay không thể thiếu chó Alaska. Vậy bạn có biết sự thật về nguồn gốc của giống chó này là gì không? Thực chất tên gọi đầy đủ của loài cún này đó là Alaska Malamute. Đây cũng tên liên quan đến nguồn gốc của chúng. Malamute được biết đến là bộ tộc Innuit hay Mahlemuts. Đây là nhóm những người bản địa sống ở vùng cực Bắc thuộc Đan Mạch, Siberia (Nga) và Alaska (Mỹ).

Cho-alaska-la-gi-thucanh

Ban đầu những người này sử dụng giống chó này với mục đích kéo xe để vận chuyển thức ăn và một số đồ khác. Chúng khỏe mạnh và sở hữu khả năng di chuyển trên tuyết cực tốt. Bởi thế chúng còn được gọi với cái tên là chó tuyết. Ngoài kéo xe chúng còn hỗ trợ săn hải cẩu hay xua đuổi gấu Bắc Cực. Trong chiến tranh Thế giới thứ 2, giống chó này còn tham gia tham chiến cùng quân đội Mỹ. Ngày nay, Alaska trở thành thú cưng phổ biến trong nhiều gia đình. Chúng cũng được lai tạo và bán ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm của chó Alaska

Sau đây là một vài đặc điểm của giống chó Alaska:

Ngoại hình

Thoạt nhìn chó Alaska, người ta cũng sẽ có sự liên tưởng đến loài chó sói. Sở dĩ giống chó này cũng là một nhánh của chó sói tuyết Bắc Cực. Chúng sở hữu thân hình to lớn và khá cân đối. Ngày nay, loài chó này cũng có đa dạng chủng loại với nhiều kích thước khác nhau. 3 loại chó Alaska phổ biến như Alaska Standard (tiêu chuẩn), Alaska Large Standard (tiêu chuẩn lớn) và Alaska Giant (khổng lồ).

Dac-diem-cua-cho-alaska-thucanh

Nhìn chung, đặc điểm của loài chó alaska này như sau:

  • Chiều cao khoảng 65-70 cm, cân nặng 45-50 kg. Những con Alaska khổng lồ thì chiều cao có thể đạt tới 1m và cân nặng lên tới 80kg.
  • Khung xương to, cơ thể dẻo dai, linh hoạt
  • Khớp xương chân phát triển vững chắc
  • Đầu to, tai nhọn, dựng thẳng
  • Mõm dài vừa phải
  • Mắt hình hạt hạnh nhân có màu hạt dẻ, đuôi hơi xếch
  • Bộ lông dày
  • Phần đuôi như cây bông lau, bông xù và cong ngược lên phía trên lưng
  • Màu lông đa dạng từ trắng, đen trắng, nâu đỏ, vàng đồng đến hồng phấn,…

Tính cách

Loài chó Alaska vốn được biết đến là giống chó tuyết kéo xe. Thế nên chúng luôn có được bản tính tinh ranh, thông minh, mạnh mẽ và dũng cảm. Trải qua quá trình thuần hóa, bản tính của chó trở nên hiền lành dần. Chúng cực kỳ trung thành, biết vâng lời và thân thiện với con người. Đặc biệt giống chó này cũng cực kỳ hiếu động và ưa thích chạy nhảy.

Cách nuôi chó Alaska khỏe mạnh

Để có một bé cún Alaska mau lớn và khỏe mạnh thì bạn nên biết cách chăm sóc chúng. Sau đây là một vài kinh nghiệm nuôi mà bạn có thể tham khảo.

Thức ăn phù hợp để nuôi chó Alaska

Dinh dưỡng là yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho chó Alaska. Do đó bạn nên thiết lập cho chúng một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Protein từ các loại thịt như thịt bò, thịt gà, trứng vịt lộn rất cần thiết cho loài cún này. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác như chất xơ và vitamin. Cho cún ăn thêm nhiều loại rau củ cũng như cung cấp thêm các loại thức ăn hạt chế biến sẵn.

Cach-nuoi-cho-alaska-khoe-manh-thucanh

Giống như nhiều giống cún khác, Alaska cũng cần được cho ăn từ 3-4 bữa/ngày. Tùy theo từng độ tuổi của chó Alaska thì chế độ cho ăn cũng khác nhau. Với những con dưới 1 tháng tuổi thì cần đảm bảo 4 bữa ăn/ngày. Còn những con trưởng thành có thể cho ăn khoảng 2 bữa là được. Không nên cho chúng tiêu thụ quá nhiều đồ dầu mỡ, thức ăn sống hay oi thiu. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến đường ruột của chó cưng.

Môi trường sống phù hợp của cún

Với tính cách hiếu động, ưa chạy nhảy nên Alaska nên cần có một không gian sống rộng rãi. Bạn nên cho chúng vui chơi ở những khu vườn có bãi cỏ rộng hay đi dạo ngoài công viên. Vì là giống chó thích nghi cao ở những vùng có tuyết lạnh giá nên loài cún này thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết nóng. Nên đảm bảo khu vực sống cho cún vào mùa hè mát, đông ấm. Như vậy chúng cũng hạn chế tình trạng sốc nhiệt và ảnh hưởng sức khỏe.

Chăm sóc, vệ sinh cho cún

Chó Alaska sở hữu bộ lông dày. Vì thế nếu như cho chó vận động nhiều ở ngoài trời hay chơi ở bãi cỏ, bãi đất thì bộ lông rất dễ bị nhiễm bẩn. Thế nên việc vệ sinh bộ lông luôn thật sự cần thiết. Bạn hãy tắm, chải lông, sấy khô cũng như cắt tỉa lông thường xuyên cho cún.

Cach-nuoi-cho-alaska-khoe-manh-1-thucanh

Phòng bệnh cho chó Alaska

Vốn đến từ vùng lạnh nên khi nuôi loài chó này ở nước ta cũng không tránh khỏi việc chúng có sức đề kháng kém. Alaska sẽ rất dễ mắc các bệnh như sốc nhiệt, viêm miệng do nấm, viêm kết mạc, bọ chét, rận mạt ký sinh,…. Khi nuôi loài cún này, bạn cũng nên đưa chúng đi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh.

Chó Alaska bao nhiêu tiền?

Hiện nay chó Alaska cũng được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới. Vì thế chúng được bán buôn rộng rãi. Giá tiền mua loài chó này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến như nguồn gốc xuất xứ, độ thuần chủng, độ tuổi, giới tính, màu lông,… Ngoài ra tùy vào từng nơi bán thì mức giá cũng sẽ khác biệt.

Cho-alaska-bao-nhieu-tien-thucanh

Với những giống Alaska chính hiệu có giấy tờ rõ ràng được nhập khẩu từ Mỹ hay châu u thì mức giá có thể lên đến 80 đến 100 triệu đồng/con. Dòng Alaska nhập khẩu từ Thái Lan có giá từ 16-20 triệu với size standard và 20-27 triệu với size giant. Khi muốn đăng ký giấy tờ chứng minh nguồn gốc, gia phả của chó Alaska thì bạn cũng cần chi trả thêm từ 2 -3 triệu đồng.

Vừa rồi Thucanh cũng đã giúp bạn biết được chó Alaska là gì và cách nuôi loài cún này khỏe mạnh. Hy vọng thông tin từ bài viết sẽ hữu ích cho mọi gia chủ có niềm yêu thích với việc nuôi cún. Đừng quên thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất từ bài viết chúng tôi nhé.

Xem thêm:
Chó chăn cừu Hà Lan là gì?
Chó Akbash có gì đặc biệt?

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan