Sá sùng là loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Ngoài việc làm nguyên liệu chế biến món ăn thì sá sùng còn được sử dụng trong đông y như vị thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Cùng thucanh tìm hiểu về cách nuôi sá sùng thương phẩm hiệu quả, năng suất cao trong bài viết sau nhé!
Tìm hiểu về sá sùng
Sá sùng hay còn được gọi là sá sùng biển, là một loài giun sống dưới cát biển. Chúng có tên khoa học là Sipunculus nudus. Sá sùng được tìm thấy ở vùng biển cát lún ẩm ướt và có nhiều chất hữu cơ phân hủy. Chúng có hình dạng như một con giun đất khổng lồ, bên trong không có tim gan, phổi mà chỉ có một đường ruột thẳng kéo dài từ đầu đến cuối.
SÁ sùng có kích thước từ 5-10cm với đường kính khoảng 20cm. Một số con có thể dài lên đến 15-40cm. Da của chúng khi chạm vào có cảm giác mềm và mát, có thể thay đổi màu sắc tùy vào môi trường sống. Sá sùng được coi là một loài hải sản quý hiếm và tốt cho sức khỏe.
Cách nuôi sá sùng năng suất cao
Để nuôi sá sùng năng suất cao, bạn cần chú ý đến yếu tố môi trường, dinh dưỡng cũng như cách quản lý và chăm sóc. Sau đây là một số kinh nghiệm nuôi sá sùng được thucanh tổng hợp.
Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi sá sùng có diện tích từ 500-2000m2, ở vùng trung triều hoặc hạ triều dọc bờ biển. Đáy ao cát bùn hoặc cát pha vỏ động vật thân mềm và bùn. Ao nằm xa nguồn nước ngọt và nguồn nước ô nhiễm. Trước khi nuôi, bạn cần tháo cạn ao, phơi khô, dọn sạch rong đáy. Cày xới đáy ao để tạo độ tơi xốp cho đất rồi tiếp tục phơi đáy.
Sau khoảng 2 ngày bón phân hữu cơ để cung cấp mùn bã hữu cơ và cung cấp dinh dưỡng cho các loài vi tảo phát triển làm sức ăn cho sá sùng. Sau đó cấp nước vào ao qua lưới lọc để loại bỏ sinh vật gây hại. Mức nước cấp vào ao khoảng 50-80cm để thúc đẩy vi tảo phát triển nhanh, tạo môi trường nước ổn định trước khi thả giống.
Chọn con giống.
Khi chọn sá sùng giống bạn cần chọn những con có chiều dài tối thiểu 1,5cm. Kích thước giống phải đều đều, màu hồng nhạt, không trầy xước, vận động liên tục khi thả vào chậu nước biển sạch. Thời điểm thả giống thích hợp là vào tháng 4. Mật độ thả từ 50-70 con/m2. Bạn nên thả giống vào lúc trời mát. Khi thả có thể đổ sá sùng từ khay hoặc thùng xốp ra rổ nhựa có lót khăn mềm. Sau đó dùng thay thả sá sùng xuống nước.
Thức ăn cho sá sùng
Thức ăn cho sá sùng nuôi thương phẩm là cá tạp trộn với cám gạo, bột ngô, bột đậu nành rồi mang đi hấp chín. Mỗi ngày cho cá ăn từ 2-3 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Mỗi lần cho ăn khoảng 5% khối lượng sá sùng trong ao. Định kỳ 1 tháng/ lần bón phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho sá sùng và kích thích vi tảo phát triển.
Quản lý và chăm sóc
Bờ ao cần được kiểm tra thường xuyên. Định kỳ 2 lần/ tháng thay khoảng 50% nước để duy trì môi trường sống thuận lợi cho sá sùng. Vào những ngày mưa thì cần thay nước ao để duy trì độ mặn thích hợp. Hàng ngày quan sát đáy ao, vớt bỏ rong đáy. Thường xuyên kiểm tra và dùng lưới để vớt các loài cá dữ gây ao cho sá sùng.
Khi nuôi sá sùng bạn có thể áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp như tháo cạn nước ao cày xới đáy, bón vôi và phơi đáy cao. Cung cấp đầy đủ thức ăn và chất lượng. Đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra mức nước, duy trì trong ao nuôi từ 70-90cm.
Thu hoạch
Sau khoảng 4-6 tháng nuôi sá sùng có thể đạt kích thước thương phẩm từ 10-12cm. Khi thu hoạch bạn cần thu hoạch vào sáng sớm để tránh ảnh hưởng đến sá sùng. Tháo cạn nước, dùng xẻng sắn sâu gần hang sá sùng. Cần loại bỏ hết các con chết và bị thương ra ngoài để tránh làm ảnh hưởng đến con khỏe mạnh. Sá sùng phải được giữ trong thùng xốp và cần duy trì độ ẩm và thoáng cho thùng xốp.
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi sá sùng thương hiệu năng suất cao. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm:
Cách nuôi cá kình
Cách nuôi chim sâm cầm