Cách nuôi vẹt cảnh như thế nào để mau lớn, khỏe đẹp, nói tốt?

Vẹt cảnh vốn là một trong số những loài chim cảnh chinh phục mọi người bằng vẻ đẹp cũng như sự thông minh vượt trội. Tuy nhiên, để có được những con vẹt có tố chất tốt thì đòi hỏi bạn phải trải qua một hành trình chăm nuôi kỹ lưỡng. Bài viết sau của Thucanh chia sẻ cho bạn một số cách nuôi vẹt cảnh đẹp, khỏe, nói giỏi. Mời quý độc giả cùng tham khảo.

Cách nuôi vẹt khỏe mạnh

Chuồng nuôi vẹt

Như chúng ta cũng thấy thì vẹt vốn là một con vật nhanh nhảu, hoạt bát. Do đó chúng cần có một không gian đủ lớn để có thể tự do bay nhảy và hoạt động. Thế nên khi nuôi vẹt cảnh, bạn cũng nên chuẩn bị cho nó một chiếc lồng nuôi thật đảm bảo. Kích thước chuồng không cần quá rộng cũng như không quá cầu kỳ. Chỉ cần bạn vẫn đảm bảo rằng bên trong có đủ khoảng trống để vẹt sinh hoạt.

Chuong-nuoi-vet-thucanh

Tất nhiên vẫn không thể thiếu được các loại dụng cụ máng ăn, nước uống cho chúng. Ngoài ra, việc trang bị cầu gỗ cho chim đậu cũng rất cần thiết. Đối với loài vẹt, bạn nên lựa chọn chuồng nuôi làm bằng kim loại. Tuy nhiên không nên dùng lồng bằng sắt vì rất dễ han gỉ và khá nặng. Chú ý đặt lồng chim ở những nơi thoáng mát, gần chỗ đi lại để vẹt có thể tiếp xúc được với con người. Điều này giúp chúng mạnh dạn và học nói tốt hơn.

Thức ăn cho vẹt cảnh

Trong quá trình nuôi vẹt cảnh thì không thể thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết. Vẹt rất thích ăn các loại rau củ như súp lơ, xà lách, cà rốt, dưa chuột, cà chua. Bạn cũng nên bổ sung vào khẩu phần ăn của chúng các loại quả như đu đủ, chuối, cam, táo,… Không nên cho vẹt dùng hành tây và các thức ăn nhiều chất béo, đồ nóng dễ khiến lông chim bị xoăn và suy giảm sức đề kháng.

Thuc-an-cho-vet-canh-thucanh

Bên cạnh đó, cũng không quên cho vẹt ăn các loại hạt dinh dưỡng như hạt mè, vừng, kê, lúa mạch, hạt điều. Ngoài ra nên kết hợp cho chim dùng các loại thức ăn viên, cám công nghiệp cũng giúp vẹt có thêm nhiều dưỡng chất để phát triển toàn diện.

Nên cho vẹt ăn 2 bữa mỗi ngày vào sáng sớm và chiều tối. Nhớ cung cấp đầy đủ nước sạch để chim uống và vệ sinh thức ăn thừa trong lồng mỗi ngày.

Vệ sinh tắm rửa cho vẹt như thế nào?

Những con vẹt cảnh thường rất thích tắm nước. Do đó khi nuôi, bạn cũng nên thiết lập chế độ tắm táp cho chúng thường xuyên. Có thể duy trì tắm cho chúng 2 ngày/lần trong mùa hè. Còn mùa đông thì tranh thủ những ngày có nắng ấm một chút để tắm. Việc tắm nắng sẽ giúp chim hấp thụ vitamin D và giúp lông óng mượt hơn.

Ve-sinh-tam-rua-cho-vet-nhu-the-nao-thucanh

Không những thế, đây cũng là cách giúp vẹt hạn chế phát sinh vi khuẩn và bụi bẩn bám trên lông. Nhờ thế tăng cường sức đề kháng và tạo một sức khỏe tốt cho vẹt. Sau khi tắm xong bạn cũng nên lau khô lông cho chúng để tránh những chú vẹt bị cảm lạnh.

Cách huấn luyện vẹt cảnh nhanh nói tốt

Đa phần những giống vẹt cảnh hiện nay không chỉ sở hữu vẻ đẹp rực rỡ mà còn rất thông minh. Chúng có khả năng bắt chước rất tốt. Tuy nhiên, để chúng có thể nói hay nói giỏi thì cần phải có sự huấn luyện từ chủ nuôi.

Cach-huan-luyen-vet-canh-nhanh-noi-tot-thucanh

Công việc huấn luyện cho vẹt cảnh nên được duy trì hằng ngày khi nuôi chúng. Có thể bắt đầu vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Càng dành nhiều thời gian để dạy và nói chuyện sẽ giúp cho chim nhanh biết nói hơn. Thêm nữa bạn cũng có thể mang chúng đến tham gia những hội chim để có môi trường tập luyện, giao lưu tốt. Ngoài ra, bạn có thể nuôi 2 con trong cùng 1 chuồng để vẹt cảnh nhanh học hỏi.

Các bệnh thường gặp nên biết khi nuôi vẹt cảnh

Một lưu ý khi nuôi vẹt cảnh đó là chăm sóc sức khỏe cho chim. Một số căn bệnh thường gặp ở chúng như sau:

Bệnh Psittacosis hay bệnh sốt vẹt

Psittacosis là một bệnh nhiễm trùng do một loài vi trùng có tên là Chlamydophila Psittaci gây ra. Một số triệu chứng nhiễm trùng gồm có khó thở, lờ đờ, chảy nước mũi và chảy nước mắt.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh psittacosis, vẹt của bạn hoàn toàn có thể sẽ được dùng thuốc kháng sinh. Nếu phát hiện sớm, hầu hết những con vẹt hoàn toàn có thể sống sót khỏi bệnh. Đừng quên liên hệ ngay với bác sĩ thú y để cứu chữa khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường ở vẹt.

Bệnh phồng dạ dày tuyến

Bệnh này thường thông dụng nhất ở vẹt parrots và vẹt macaws. Nó ảnh hưởng đến mạng lưới hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Các triệu chứng của bệnh này như thức ăn không tiêu hóa được thành phân, vẹt không thể đậu hay bay, run tim và co giật, không dễ chịu ở dạ dày và stress,…

Benh-phong-da-day-tuyen-thucanh

Khi nhận thấy những dấu hiệu này, hãy mang chú vẹt của bạn đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Bởi vì bệnh này dễ lây lan. Điều bạn cần làm đó là cách ly ngay con vẹt bị nhiễm bệnh ra khỏi đàn.

Bệnh mỏ và lông nhiễm khuẩn Psittacine

PBFD hay Bệnh mỏ và lông nhiễm khuẩn Psittacine là một căn bệnh khá nghiêm trọng ở vet. Nó ức chế mạng lưới hệ thống miễn dịch của loài vẹt, gây ra một số tổn thương nhiễm trùng khác. Tất cả những loài vẹt đều dễ mắc bệnh này, gồm có vẹt Macaws, vẹt xám châu Phi và vẹt yến phụng.

Bệnh này được đặc trưng bởi sự rụng lông, ngưng trệ sự tăng trưởng của lông ở vẹt non. Ngoài ra còn là sự tăng trưởng mỏ không bình thường, mỏ đen và bóng hơn bình thường. Cùng với đó là những tổn thương về da, móng vuốt trở nên giòn và nứt. Nếu mắc bệnh này thường sẽ không cách nào chữa trị. Quá trình trị liệu tốt nhất cho chim bị nhiễm bệnh là trợ tử.

Nhiễm trùng nấm men

Vẹt cảnh được nuôi trong lồng dễ bị nhiễm trùng nấm men. Biểu hiện đặc trưng thường thấy là những đốm trắng trong miệng, mỏ và phân nhỏ không bình thường. Nhiễm trùng nấm men thường xuất hiện thông dụng ở những con vẹt non được nuôi trong lồng.

Nhiem-trung-nam-men-thucanh

Nhiễm nấm men ở vẹt khá dễ điều trị. Khi mắc bệnh, bạn có thể cho chúng dùng thuốc chống nấm (antifungal ) cho đến khi những triệu chứng giảm bớt.

Nhiễm Giardia

Giardia là một bệnh nguyên sinh thường tác động ảnh hưởng đến những con vẹt được nuôi trong lồng. Triệu chứng đó là vẹt bị tiêu chảy hoặc da bị khô. Những con vẹt bị giardia thường bị ngứa ở da, thậm chí chúng sẽ tự nhổ lông của mình để giảm ngứa.

Giardia hoàn toàn có thể được chữa khỏi và trấn áp bằng thuốc và vệ sinh đúng cách. Nhìn chung bệnh này không lây lan từ những sinh vật thuộc họ chim sang người.

Những điều cần biết về cách nuôi vẹt cảnh mau lớn, khỏe đẹp, nói tốt vừa được Thucanh chia sẻ. Chúc các bạn có thể sở hữu được cho mình một chú vẹt đẹp và thông minh. Đồng thời có một hành trình chăm sóc vẹt nhàn hạ và đầy thú vị. Cảm ơn đã dành thời gian quan tâm đón đọc thông tin.

Có thể bạn quan tâm:
Vẹt xám châu Phi là con gì? Cách chăm sóc và huấn luyện chúng
Vẹt Eclectus là gì? Cách chăm sóc chúng như thế nào hiệu quả?
Vẹt xám châu Phi là con gì? Cách chăm sóc và huấn luyện chúng

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan