Bật mí những tiếng chó sủa phổ biến và ý nghĩa đằng sau

Tiếng chó sủa vốn là một âm thanh quen thuộc trong mỗi gia đình nuôi cún hiện nay. Đây cũng là cách để loài chó phản ứng với môi trường xung quanh và giao tiếp với con người chúng ta. Nếu bạn là một người chủ yêu quý thú cưng của mình và mong muốn thấu hiểu mọi động thái của chúng thì hãy theo dõi bài viết sau của Thucanh. Chúng tôi bật mí một số âm thanh phổ biến của cún cưng và ý nghĩa đằng sau đó. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Những âm thanh của tiếng chó sủa phổ biến

Với những người nuôi cún trong nhà thì ắt hẳn không còn xa lạ gì với âm thanh tiếng sủa của cún. Ở các loài chó khác nhau thì âm thanh tiếng sủa của chúng cũng khác biệt. Thế nhưng những âm thanh này chung quy đều do bản năng của chúng phát ra. Nó bắt nguồn từ tổ tiên của loài cún. Hầu như giống chó nào sinh ra cũng đều có tập tính sủa này. Giống như một cách để giao tiếp, phản ứng với môi trường.

Có thể thấy rằng hầu như không có một từ ngữ nào có thể biểu hiện đầy đủ cho âm thanh của cún. Bởi lẽ chó có nhiều tiếng sủa khác nhau tùy loài. Đặc biệt, ở các quốc gia khác nhau thì từ ngữ miêu tả tiếng sủa cũng khác biệt.

nhung-am-thanh-cua-tieng-cho-sua-pho-bien-thucanh

Có thể kể đến một số từ ngữ biểu thị tiếng chó sủa như:

  • hau-hau, How-how ở tiếng Ả Rập
  • kong-kong theo tiếng Bali
  • Woke-Woke theo tiếng Miến Điện
  • wang-wang trong tiếng Trung
  • blaf-blaf; woef-woef, waf-waf trong tiếng Hà Lan
  • guau-guau, gua-gua, jau-jau theo tiếng Tây Ban Nha,…

Lấy ví dụ như ở Việt Nam, chúng ta thường từ ngữ hóa âm thanh của chó sủa bằng các từ như “gâu-gâu-gâu,..”. Ngoài ra còn có một số từ như ư ử, ẳng ẳng, grừ…grừ,… Còn trong tiếng anh thường có các từ ngữ như “woof-woof,” “arf-arf”, “ruff-ruff” và “bow-wow”.

Ý nghĩa của tiếng chó sủa

Nếu chú ý tiếng chó sủa hằng ngày, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra rằng không phải lúc nào nó cũng sủa bất thường. Những chú cún thường sẽ phát ra âm thanh trong nhiều trường hợp khác nhau. Đấy là cách phản ứng của chúng trước mọi tác động của môi trường xung quanh. Hơn nữa, còn là để giao tiếp với chủ nhân hơn. Sau đây là một vài lý do chó sủa và ý nghĩa thực sự đằng sau đó.

Chó muốn thể hiện cảm xúc

  • Bạn nhìn thấy chú cún vừa mừng rỡ, lắc đuôi, sủa nhẹ và nhảy cẫng lên khi gặp bạn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy chú chó cưng đang vui vẻ và háo hức

y-nghia-cua-tieng-cho-sua-thucanh

  • Cún khi buồn chán muốn đi chơi cũng thường phát ra tiếng kêu liên tục. Điều này nhằm mục đích để chủ nuôi chú ý tới và đưa chúng đi dạo chơi.
  • Chó cưng khi cảm thấy lo lắng, sợ hãi cũng thường phát ra âm thanh rên rỉ.
  • Khi muốn chủ nuôi quan tâm, cưng nựng thì cún cũng sủa vài tiếng nhẹ để tạo sự chú ý.

Tiếng chó sủa thể hiện mong muốn, đòi hỏi của cún

Những chú cún một khi muốn đáp ứng nhu cầu hay đòi hỏi một điều gì đó cũng thường phát ra tiếng sủa. Thông thường là khi nhìn thấy đồ ăn. Âm thanh có thể nhỏ hay to, đứt đoạn hay liên hồi để chủ nuôi có thể chú ý ngay tới chúng.

Chó muốn cảnh báo một điều gì đó tới con người

Một trong những nguyên nhân thường thấy khiến chó sủa đó là chúng muốn cảnh báo một điều gì đó. Mục đích của việc này là để con người cảnh giác và phát hiện những mối nguy cơ hay dấu hiệu bất thường.

y-nghia-cua-tieng-cho-sua-1-thucanh

Những chú cún nuôi giữ nhà lâu thường sẽ khá nhạy bén trong việc này. Vì thế khi nghe thấy tiếng sủa dai dẳng của cún, bạn hãy kiểm tra mọi thứ nhé.

Tiếng chó kêu khi chúng bị ốm hay bệnh

Trong trường hợp, chó nhà bạn bị ốm đau hay bệnh tật thì những tiếng sủa của cún thường khá yếu ớt. Có thể lúc này hệ hô hấp của chúng đang gặp vấn đề. Lúc này chó phát tín hiệu để thu hút sự chú ý. Mục đích là để bạn nhận ra và quan tâm tới nó hơn.

y-nghia-cua-tieng-cho-sua-2-thucanh

Những thông tin ở trên từ Thucanh cũng đã giúp bạn biết được những sự thật thú vị về tiếng chó sủa. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn một số điều cần biết khi nuôi cún cưng của mình. Cảm ơn bạn vì đã quan tâm theo dõi.

Xem thêm:
Chó Bull Pháp có hôi không?
Nguyên nhân lưỡi chó bị tím
Bả chó là gì?

5/5 - (3 votes)

Bài viết liên quan