Bí quyết nuôi nhím kiểng không bị hôi, luôn sạch sẽ

Nhím kiểng là một trong những thú cưng nhỏ gọn, đáng yêu và dễ nuôi. Nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, chúng rất dễ tiết mùi khó chịu. Vậy làm thế nào để nuôi nhím kiểng không bị hôi? Hãy cùng Thucanh khám phá những bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả trong bài viết này.

Nhím kiểng là gì?

Nhím kiểng hay còn được biết đến với tên gọi nhím cảnh. Là một loại động vật có vú nhỏ thuộc họ nhím, được nuôi làm thú cưng phổ biến ở Việt Nam. Có nhiều loại nhím kiểng nổi bật trong nước như nhím pintos, nhím socola, nhím cam, nhím muối tiêu và nhím trắng. Mỗi loại mang những đặc điểm riêng biệt về màu sắc và hình dáng. Nhím kiểng thường có chiều dài từ 12 đến 20 cm và trọng lượng dao động từ 300 đến 600g. Cơ thể của chúng được bao phủ bởi một lớp gai mềm, không sắc nhọn như nhím hoang dã.

Nhim-kieng-la-gi-thucanh

Tuổi thọ trung bình của nhím kiểng dao động từ 3 đến 6 năm. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách và chu đáo, chúng có thể sống lâu hơn. Sự hiện diện của nhím kiểng trong gia đình mang lại niềm vui. Cũng là cơ hội để chủ nhân tìm hiểu và khám phá thế giới động vật một cách gần gũi hơn.

Nguyên nhân gây mùi hôi cà cách nuôi nhím cảnh

Nguyên nhân chính gây mùi

Nuôi nhím kiểng khá thú vị nhưng việc chăm sóc và duy trì môi trường sống cho chúng cần được chú trọng để tránh vấn đề mùi hôi khó chịu. Một trong những nguyên nhân chính gây mùi là do tần suất đi vệ sinh của nhím khá thường xuyên. Nếu chuồng không được dọn dẹp định kỳ, nước tiểu và phân tích tụ sẽ tạo ra mùi hôi nồng nặc. Nước tiểu của nhím có thể làm ẩm lót chuồng. Thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

Nguyen-nhan-gay-mui-hoi-ca-cach-nuoi-nhim-canh-thucanh

Mặc dù nhím kiểng không có tuyến mùi mạnh như một số loài động vật khác. Nhưng bụi bẩn và phân có thể bám vào lông và chân của chúng nếu không được vệ sinh thường xuyên. Ngoài ra, móng chân của nhím nếu dài và bẩn cũng có thể giữ lại chất thải. Đó cũng là điều mà bạn cần lưu ý khi vệ sinh.

Những tình trạng như nhiễm trùng da, nấm, tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa dều gây ra mùi hôi bất thường. Nếu phát hiện nhím có mùi quá nặng mặc dù chuồng đã được vệ sinh sạch sẽ. Bạn hãy đưa chúng tới cơ sở y tế để được kiểm tra nhé.

Chọn loại chuồng phù hợp

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại chuồng với đa dạng chất liệu như nhựa, kính, và lồng có khe thoáng. Tùy thuộc vào loài và kích thước của thú cưng. Người nuôi cần lựa chọn loại chuồng có những đặc điểm riêng biệt. Ví dụ, chuồng nhựa là lựa chọn phổ biến nhờ tính nhẹ, dễ vệ sinh.

Nguyen-nhan-gay-mui-hoi-ca-cach-nuoi-nhim-canh-1-thucanh

Trong khi chuồng kính lại tốt cho việc quan sát và tạo không gian rộng rãi hơn. Trước khi mua, bạn cũng nên lựa chọn vị trí đặt chuồng. Nên chọn những nơi thông thoáng, tránh nơi ẩm thấp và bí khí.

Vệ sinh thường xuyên

Dọn dẹp hàng ngày là rất cần thiết. Bởi loại bỏ phân và thức ăn thừa giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ký sinh trùng. Đồng thời duy trì môi trường sạch sẽ cho thú cưng sinh sống. Chuồng cần được rửa sạch bằng nước ấm và dung dịch an toàn cho thú cưng ít nhất một lần mỗi tuần. Và cuối cùng là khử mùi. Bạn có thể sử dụng baking soda, than hoạt tính hoặc cát khử mùi giúp hấp thụ những mùi khó chịu.

Chăm sóc vệ sinh cơ thể

Chăm sóc vệ sinh cơ thể là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tinh thần thoải mái. Sử dụng sữa tắm chuyên dụng là điều cần thiết. Cắt móng và vệ sinh chân cũng là những hoạt động không thể thiếu. Giúp giảm tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn, từ đó nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng.

Lưu ý quan trọng khi nuôi nhím

Nhím kiểng đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến trong các hộ gia đình yêu thích động vật. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho những chú nhím này. Người nuôi cần lưu ý một số điểm quan trọng ngay từ đầu.

Luu-y-quan-trong-khi-nuoi-nhim-thucanh

Đầu tiên, việc chọn giống nhím khỏe mạnh và có ít mùi là rất cần thiết. Những chú nhím không khỏe mạnh hoặc mắc phải các bệnh lý có thể mang lại những vấn đề về mùi khó chịu. Bởi vì nhím về bản chất khá nhút nhát, bạn cần kiên nhẫn để làm quen với nó.

Thứ hai, môi trường sống của nhím rất quan trọng. Chủ nuôi cần đảm bảo không để nhím kiểng ở nơi có điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Vì điều này có thể gây ra stress và tiết mùi hôi. Hơn nữa, nên hạn chế tiếp xúc của nhím với môi trường ô nhiễm hoặc bụi bẩn.

Việc nuôi nhím kiểng không bị hôi hoàn toàn phụ thuộc vào cách chăm sóc, vệ sinh chuồng trại và chế độ ăn uống hợp lý. Nếu thực hiện đúng các bước như Thucanh chia sẻ trên. Bạn sẽ luôn có một bé nhím sạch sẽ, thơm tho. Đừng quên theo dõi thucanh để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Xem thêm:
Cách nuôi dế mèn Thái
Cách nuôi vẹt đầu xám

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan