Bị sóc cắn chảy máu có sao không?

Banner-backlink-danaseo

Những vết cào và cắn do động vật gây rách da có thể dẫn đến nhiễm trùng. Một số vết cắn cần được khâu miệng vết thương lại trong khi những tổn thương khác có thể tự lành lại.

Hiếm gặp nhưng không thể không đề cập đến, những vết thương do động vật cắn (đặc biệt do những động vật hoang dã) có thể dẫn đến bệnh dại (một bệnh có thể gây tử vong).

Khi bị vết cắt hay cào xước nhỏ, cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi xử trí vết thương để tránh nhiễm trùng. Cũng cần đeo găng tay bảo vệ dùng một lần nếu có sẵn. Sau đó rửa vết thương bằng nước sạch. Không dùng xà phòng vì dễ kích ứng nên cần tránh xà phòng vào vết thương. Rửa kĩ càng vết thương nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng và uốn ván. Dùng khăn rửa mặt rửa sạch xung quanh vết thương bằng xà phòng. Không cần dùng tới nước ôxy già hay cồn iod.

Sử dụng nhíp đã được sát trùng trước bằng cồn để loại bỏ tất cả các bụi bẩn còn dính lại trong vết thương sau khi rửa.

Những vết cắt hoặc vết cào xước nhỏ thường tự cầm máu. Nhưng nếu chúng không tự cầm được, hãy băng ép bằng một miếng vải hoặc miếng băng sạch. Giữ băng ép liên tục từ 20-30 phút và nâng cao vết thương nếu có thể. Không kiểm tra liên tục xem vết thương hết chảy máu chưa vì điều đó có thể làm bật cục máu đông vừa hình thành và gây ra chảy máu tiếp tục. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy hoặc máu phun ra sau băng ép liên tục thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Thay băng hàng ngày hoặc bất cứ khi nào thấy băng ẩm và bẩn. Nếu bị dị ứng với chất dính được sử dụng trong hầu hết các loại băng thì có thể sử dụng loại băng không có chất dính hoặc gạc vô khuẩn được giữ bởi băng giấy, gạc cuộn hoặc băng chun lỏng. Đây là những sản phẩm có bán sẵn ở các hiệu thuốc.

Tiêm phòng uốn ván: Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Nha bào uốn ván có khắp nơi trong đất cát, bụi, phân trâu, bò, ngựa và gia cầm, cống rãnh… Bệnh thường xảy ra sau một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, phẫu thuật, sinh đẻ… Vì vậy, nếu vết thương sâu và bẩn, mũi cuối cùng của bạn đã tiêm hơn 5 năm thì nên đi tiêm thêm một mũi và sau khi bị thương thì tiêm càng sớm càng tốt để phòng bệnh uốn ván.

Cần được bác sĩ khám ngay nếu vết thương lớn hơn 1cm lộ mỡ phía dưới da; không cầm được máu sau khi thực hiện đúng phương pháp cầm máu trên; không chắc đã hết dị vật dù đã rửa vết thương; không thể cử động ngón tay, chân trong vùng bị thương hoặc mất cảm giác da vùng bên dưới vết thương; và bất cứ vết cắn nào của động vật kể cả bị người khác cắn.

Rate this post

Bài viết liên quan