Cá chọi chiến Nghi Tàm | Đặc điểm và cách nuôi cá khỏe đẹp

Cá chọi chiến Nghi Tàm là loại cá cảnh được rất nhiều người săn lùng bởi chúng sở hữu vẻ đẹp vô cùng cuốn hút. Vậy bạn đã biết nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc loài cá này chưa? Nếu là người mới bắt đầu nuôi, hãy theo dõi bài viết sau đây cùng Thucanh nhé.

Nguồn gốc Cá chọi chiến Nghi Tàm

Ngay từ cái tên chắc hẳn bạn đã có thể đoán ra được nguồn gốc của loài cá này rồi đấy. Chúng được đặt theo vùng đất xuất xứ đó chính là làng cổ Nghi Tàm ở mạn đông hồ Tây, Hà Nội. Đây là một trong những ngôi làng nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm cùng với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.

nguon-goc-ca-choi-chien-nghi-tam-thucanh

Loài cá Nghi Tàm này còn được biết đến là loại cá betta đuôi dài với vẻ ngoài giống nhau. Chúng thường trải qua quá trình lai tạo và tuyển chọn để chọn đấu chọi. Hơn nữa, loài cá này có bản tính khá hung dữ và hiếu chiến. Từ đó trở thành những dòng cá phổ biến được nhiều người dùng trong chọi cá cảnh. Ở chúng đặc trưng bởi lối đá cối xoáy, không để dòng nước ngừng lại khi chọi. Con nào có sức chịu đựng lâu hơn sẽ chiến thắng.

Đặc điểm của cá chọi chiến Nghi Tàm

Về ngoại hình cá

Loài cá chọi Nghi Tàm thường có thân hình khá nhỏ nhắn, những con trưởng thành thường chỉ dài từ 6 đến 8 cm. Ngoài ra những đặc điểm để nhận biết giống cá này như sau:

  • Cá có màu sắc sặc sỡ với nhiều màu nổi bật như đỏ, xanh ngọc, cam, trắng đốm đỏ, ánh kim,..
  • Đầu cá và miệng nhỏ, hàm dưới dài hơn hàm trên
  • Mắt cá hơi lồi
  • Thân nhỏ, có lưng hơi gù
  • Vây dài mềm bao phủ từ lưng đến bụng
  • Đuôi cá dài và có nhiều kiểu dáng khác nhau
  • Cá có khả năng thay đổi màu sắc khi bị kích động

Đặc điểm sinh sản cá chọi chiến Nghi Tàm

Đặc tính giao phối của loài cá này khá độc đáo. Những con đực thường quấn quanh con cái và ép chặt lại. Con cái thường sinh sản từ 10 đến 40 trứng mỗi lần sinh. Sau khi trứng được sinh ra, con đực sẽ phóng tinh trùng vào mỗi quả trứng.

dac-diem-cua-ca-choi-chien-nghi-tam-thucanh

Tuy nhiên bạn nên vớt con cái ra khỏi bể để tránh chúng ăn hết trứng. Con đực sẽ có nhiệm vụ trông coi và chăm sóc trứng. Chúng sẽ cẩn thận nhặt từng quả trứng vừa sinh ra cho vào ổ bọt khí oxy.

Thông thường trứng sẽ được ấp trong khoảng từ 3 đến 4 ngày sẽ nở hết. Trong thời gian này cá đực cũng vẫn làm nhiệm vụ chăm sóc cá con. Nếu cá nào bị chìm xuống đáy bể, cá đực cũng sẽ dùng miệng nhặt lên và đặt vào ổ bọt khí.

Cách nuôi Cá Nghi Tàm khỏe mạnh

Hồ nuôi cá

Để cá chọi chiến Nghi Tàm khỏe mạnh, bạn cần nuôi chúng ở không gian đảm bảo đầy đủ các điều kiện. Nhiệt độ thích hợp cho bể nuôi thường đạt từ 24 đến dưới 30 độ C, độ pH từ 7 đến 7.5. Nên vệ sinh hồ cá tránh nhiễm bẩn và thay nước khoảng 2 tuần/lần. Khi thay nước mới, bạn nên giữ lại 1 /2 lượng nước cũ để cá nhanh thích nghi.

cach-nuoi-ca-nghi-tam-khoe-manh-thucanh

Loài cá này vốn là cá chọi, tính cách hiếu chiến và hung dữ. Vì thế, bạn cũng không nên nuôi chung quá nhiều cá ở cùng bể. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt các đồ vật phản chiếu như gương trong bể. Cá chọi Nghi Tàm có thể nhầm tưởng là đối thủ và lao vào chiến gây thương tích.

Nguồn thức ăn

Giống cá chọi chiến Nghi Tàm vốn là loài ăn thịt. Vốn sở hữu miệng hếch lên, hàm dưới dài hơn hàm trên nên thích hợp để chúng kiếm ăn trên bề mặt. Thông thường, trong môi trường tự nhiên, loài cá này thường ăn bọ gậy hay các ấu trùng thủy sinh khác. Tuy nhiên, trong môi trường nuôi bể, bạn có thể bổ sung các loại thức ăn như giun đỏ, thịt viên trộn với cá tôm băm nhuyễn, vitamin. Nếu được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cá sẽ có màu sắc sặc sỡ hơn và kéo dài tuổi thọ.

Phòng tránh các bệnh ở cá chọi chiến Nghi Tàm

Cũng như các loài cá cảnh khác, loài cá này cũng có nguy cơ mắc các bệnh thường gặp như sau:

cach-nuoi-ca-nghi-tam-khoe-manh-1-thucanh

  • Bệnh đốm trắng thường do ký sinh trùng dưới da cá gây ra. Biểu hiện thường thấy là các đốm trắng như hạt cát phủ đầy toàn thân. Cá thường quẹt mình vào vật thể trong hồ.Nếu phát hiện sớm thì bệnh này rất dễ điều trị.
  • Bệnh nấm là căn bệnh rất dễ làm cá chết nhanh. Bệnh này thường xuất hiện khi cơ thể cá mất sức đề kháng hay đang có các vết thương
  • Cá bị sình bụng thường được nhận biết với phần bụng căng phồng. Tuy nhiên đây chính xác là triệu chứng hơn là bệnh. Có thể xuất phát do các nguyên nhân từ thức ăn không đảm bảo chẳng hạn.

Những thông tin về nguồn gốc, đặc điểm và cách nuôi cá chọi chiến Nghi Tàm vừa được Thucanh giới thiệu ở trên. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất khi nuôi cá cảnh. Cảm ơn đã dành thời gian theo dõi cùng chúng tôi.

5/5 - (5 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan