Cá dứa là loài cá có giá trị sản xuất lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi thủy sản. Chúng được dùng để làm thực phẩm tươi hoặc làm khô. Khô cá dứa là mặt hàng đặc sản được yêu thích trong thị trường du lịch tại đồng bằng Sông Cửu Long. Hãy cùng thucanh khám phá cách nuôi cá dứa thương phẩm hiệu quả trong bài viết sau nhé!
Đặc điểm của cá dứa
Cá dứa có tên tiếng Anh là Pangasius kunyit hay còn được gọi là cá tra nghệ. Chúng thuộc loại cá da trơn thuộc họ cá Tra. Cá dứa có dạng đầu dẹp, ga vi lưng, cá có vết tích hình rẻ quạt trên 2 nắp mang của cá và mờ dần khi cá lớn. Khi trưởng thành cá có thể nặng tới 15-20kg/con.
Cá dứa không có ngạnh, thịt béo ngọt, trắng hồng, ít mỡ, săn chắc và không tanh. Nhờ có giá trị kinh tế lớn, cá dứa được xem là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lục, đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền nông nghiệp thủy sản ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Cách nuôi cá dứa thương phẩm hiệu quả
Cá dứa có thể sống ở cả vùng nước mặn và lợi. Chúng là loài ăn tạp nên rất dễ nuôi và quản lý. Sau đây là một số kinh nghiệm nuôi cá dứa năng suất cao.
Chuẩn bị ao nuôi
Diện tích ao nuôi cá dứa tốt nhất là từ 3000 – 5000 m2. Độ sâu ao từ 1,5 -2m. Ao nuôi quán cạn sẽ không phù hợp với bản tính sống vùng nước sâu của cá, ảnh hưởng đến năng suất nuôi. Độ mặn trong ao nuôi dao động từ 2-19%. Độ pH từ 6.5 – 8. Đây là loài cá có ngưỡng chịu đựng oxy hòa tan thấp. Người nuôi cần bố trí hệ thống sục khí khi nuôi ở mật độ 2-5 con/m2.
Chọn cá giống
Khi chọn cá dứa giống hãy chọn cá đạt kích cỡ 4-6cm, da trơn, không mất nhớt. Trước khi thả cá cần thuần hóa độ mặn để cá giống không bị sốc nước. Mật độ nuôi từ 1-2 con/m2 nếu ao không có hệ thống quạt nước. Thả 3-5 con/m2 khi có hệ thống quạt nước, nuôi chuyên canh.
Thức ăn cho cá dứa
Cá dứa là loài ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Tùy vào điều kiện nuôi mà bạn có thể tận dụng nhiều loại thức ăn cho cá. Bạn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm 18-25%. Khi nuôi mật độ cao thì cần chọn loại thức ăn phù hợp để đảm bảo mức tăng trưởng của cá. Khu vực cho cá dứa ăn phải rộng và xa bờ. Việc này giúp tránh tình trạng cá tranh giành thức ăn, ăn không đều sẽ gây ra hiện tượng phân đàn.
Chăm sóc và quản lý ao nuôi
Cá dứa có thể sống trong điều kiện nước chảy như nuôi bè, nuôi đăng quầng. Do đó tùy vào chất lượng nguồn nước cấp mà bạn có một chế độ thay nước phù hợp. Khi cá trưởng thành có thể thay nước 1-2 lần/ ngày, 50-60% lượng nước mới/lần. Trong ao nuôi cần trang bị quạt nước, có thể bố trí 4-6 giàn/ha. Thời gian quạt nước tùy vào từng giai đoạn nuôi. Cá dứa càng lớn thì thời gian quạt nước càng tăng.
Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường và duy trì ở mức thích hợp, độ pH từ 6,5 – 8, nhiệt độ từ 26-32 độ C. Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung thêm vitamin C và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cá. Ao nuôi cần được cải tạo, bón phân, gia cố bờ. Lưu ý phải vét kỹ lớp bùn đáy vì cá dứa ăn nhiều nên lượng chất thải tích tụ nền đáy khá lớn.
Thu hoạch cá dứa
Khi thực hiện mô hình nuôi cá dứa thương phẩm từ 10-12 tháng, cá đạt trọng lượng 1-1,2kg/con thì tiến hành thu hoạch. Năng suất cá dứa nuôi thương phẩm có thể đạt từ 10-15 tấn/ha. Khi thu hoạch cá phải thực hiện bằng lưới kéo để tránh gây xây xát da và giảm giá thành sản phẩm.
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi cá dứa thương phẩm hiệu quả, năng suất cao. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm:
Cách nuôi cá mặt quỷ đúng kỹ thuật
Cách nuôi cá trê lai