Cá lìm kìm là loài cá có giá trị dinh dưỡng cao, thịt ngon được chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Hiện nay các nhà nuôi trồng thủy sản đã bắt tay vào tìm hiểu và triển khai mô hình nuôi cá lìm kìm. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, thucanh sẽ bật mí cách nuôi cá lìm kìm hiệu quả, giá trị kinh tế cao. Đừng bỏ lỡ bài viết sau nhé!
Đặc tính sinh học của cá lìm kìm
Cá lìm kìm biển thuộc họ cá nhói. Loài cá này được phân bổ rộng rãi ở các vùng biển Châu Á. Cá lìm lìm có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chúng có thể sống ở cá vùng nước ngọt, nước mặn hay nước lợ. Ở mõm cá có một cái kìm dài, đây là dấu hiệu nhận biết loài cá này.
Thân cá có màu trắng sữa hoặc trắng trong. Một con cá trưởng thành có chiều dài lên đến 40cm. Cá lìm kìm biển có tập tính ăn tạp. Thức ăn của chúng ngoài tự nhiên là cá nhỏ, giáp xác,… Loài cá này có giá trị dinh dưỡng cao đối với khách hàng và giá trị kinh tế đối với ngư dân.
Cách nuôi cá lìm kìm biển
Để nuôi cá lìm kìm bạn cần chú ý đến phương thức chọn giống, làm ao nuôi và chế độ dinh dưỡng của cá. Cụ thể ra sao thì mời bạn theo dõi phần nội dung sau:
Chuẩn bị ao nuôi
Hiện nay tại Việt Nam mô hình nuôi cá lìm kìm ngày càng phổ biến. Việc thuần hóa cá lìm kìm không quá khó khăn nếu bạn nuôi chúng trong môi trường sống phù hợp. Bạn nên làm ao nuôi ở nơi có nguồn nước dồi dào, thuận tiện cho việc thay nước trong ao thường xuyên.
Không nên đặt ao ở nơi ô nhiễm, bể đập. Bởi việc đó sẽ là ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cá. Cần bón vôi, khử khuẩn ao để diệt các vi khuẩn có hại cho cá. Trước khi thả cá giống cần khử khuẩn, phơi ao trước một tuần. Nhiệt độ thích hợp nước trong ao là từ 20-30 độ C, độ pH từ 7-8.5.
Chọn giống cá lìm kìm
Giống cá kìm kìm biển đa dạng và số lượng nhiều. Chính vì thế khi chọn bạn cần chú ý quan sát để chọn ra đàn giống tốt nhất. Để mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao, bạn cần chọn giống theo các bước sau đây:
- Chọn đàn giống có ngoại hình đẹp, kích cỡ đồng đều
- Cá giống không bị trầy xước, dị tật
- Không chọn cá bệnh, tránh hao hụt cá về sau
- Chọn cá bơi lộ nhanh, bơi theo đàn
- Cá giống phải ăn khỏe, không lờ đờ, bỏ ăn
- Mật độ thả cá từ 5-7 con/m2
Trước khi thả cá giống vào ao nuôi, bạn cần ngâm bao cá giống trong nước từ 15-20 phút. Sau đó thả miệng bao để cá tự bơi ra ngoài. Làm như vậy cá sẽ không bị sốc nước khi bạn đột ngột thả vào.
Thức ăn nuôi cá lìm kìm
Cá lìm kìm là loài ăn tạp. Thức ăn ngoài tự nhiên của cá là rau cỏ, loài giáp xác, tôm tép, cá nhỏ. Lượng thức ăn tự nhiên bạn không thể đảm bảo được nếu mô hình nuôi lớn. Bởi vậy thức ăn công nghiệp sẽ là lựa chọn chính trong nuôi trồng cá lìm kìm.
- Thức ăn công nghiệp chiếm 85% tổng lượng thức ăn của cá
- Cho cá ăn 4 lân một ngày vào lúc trời mát để cá dễ hấp thụ
- Định kỳ trộn men tiêu hóa và vitamin cho cá để tăng sức đề kháng
- Đối với đàn cá giống, cần cho thức ăn 6-8% trọng lượng cơ thể
- Đàn cá từ 3-6 tháng lượng thức ăn chiếm từ 5-7% so với trọng lượng cơ thể
- Cá trên 6 tháng, cần quan sát kỹ để giúp cá không bị thiếu chất dinh dưỡng
Quy trình quản lý và chăm sóc
Để có một mô hình nuôi thủy sản thành công. Bạn cần chú ý đến nguồn nước nuôi cá, nguồn nước phải đảm bảo sạch sẽ, không bị ô nhiễm hay lẫn nước sinh hoạt. Nhiệt độ nước cần duy trì ổn định từ 20-30 độ C. Nguồn thức ăn cho cá phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ.
Bạn cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho cá. Nếu thức ăn quá ít cá sẽ thiếu chất dinh dưỡng, phát triển chậm. Nếu dư thừa thức ăn sẽ gây lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước và bệnh cho cá. Thường xuyên bổ sung vitamin và men tiêu hóa để giúp cá tăng sức đề kháng và tiêu hóa tốt hơn.
Phòng bệnh cho cá
Cá lìm kìm có sức đề kháng cao, có thể sống ở môi trường nước mặn, ngọt và cả lợ. Tuy nhiên trong quá trình nuôi bạn cần quan sát để nhận biết cá bệnh. Những con có dấu hiệu bỏ ăn, xuất hiện nấm trên da cần được tách riêng để chăm sóc và điều trị, tránh lây lan cho cả đàn cá.
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi cá lìm kìm hiệu quả, giá trị kinh tế cao. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăn nuôi thủy sản. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm:
Cách nuôi cá bông lau đơn giản
Cách nuôi chim hút mật tía ô