Cá mú nghệ là loài cá biển có giá trị kinh tế cao. Thịt cá thơm ngon, giàu dinh dưỡng nên cá mú không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được xuất khẩu ra quốc tế. Bài viết sau đây, thucanh sẽ bật mí cho bạn cách nuôi cá mú nghệ hiệu quả, thành công từ lần đầu tiên. Cùng theo dõi bài viết này nhé!
Tổng quan về cá mú nghệ
Cá mú nghệ có tên khoa học là Epinephelus lanceolatus. Chúng là một trong những loài cá biển có kích thước lớn nhất thuộc họ cá mú. Cá mú nghệ còn được gọi với nhiều tên khác như cá mú hoàng đế, cá mú khổng lồ,… Cá mú nghệ có thể đạt chiều dài lên đến 2,5 – 3 mét, nặng từ 200-400kg.
Thân cá mú nghệ dày, dẹp ở hai bên. Đầu to, miệng rộng hàm răng sắc nhọn. Thân cá thường có màu nâu xám hoặc xám xanh. Trên thân thường có nhiều chấm đen hoặc đốm nâu nhạt. Cá mú nghệ thường sống ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong đó bao gồm vùng biển Việt Nam, Philippines, Malaysia,…
Cách nuôi cá mú nghệ hiệu quả
Để nuôi cá mú nghệ hiệu quả, người nuôi cần chú ý đến yếu tố môi trường, dinh dưỡng và chăm sóc cá. Sau đây là một số kinh nghiệm nuôi cá mú nghệ mà thucanh đã tổng hợp cho bạn.
Chuẩn bị ao nuôi
Cá mú nghệ có thể nuôi trong ao đất, lồng bè trên biển hoặc hệ thống bể xi măng. Phương pháp nuôi nào cũng có ưu và nhược điểm nhưng quan trọng nhất là đảm bảo môi trường luôn sạch sẽ. Khi nuôi trong ao đất, cần chọn ao có diện tích từ 500-1000m2, độ sâu từ 1,5-2,5m.
Cá mú nghệ sống trong môi trường nước biển hoặc nước mặn lợ có độ mặn từ 15-30%, pH từ 7,5 -8,5. Trước khi thả cá mú, ao nuôi cần được xử lý với vôi, sau đó phơi nắng đáy cao. Còn nếu nuôi trong lồng bè trên biển. Lồng nuôi cần đặt ở khu vực biển lưu thông tốt, tránh các nơi có sóng lớn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.
Chọn giống cá
Khi chọn cá mú nghệ giống hãy chọn những con khỏe mạnh, kích thước đồng đều, không bị trầy xước. Nên mua từ các trại giống uy tín để đảm bảo chất lượng giống. Trước khi thả giống, bạn cần ngâm túi đựng cá trong ao từ 15-20 phút để cá làm quen rồi mới bắt đầu thả cá.
Thức ăn cho cá mú nghệ
Cá mú nghệ là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu của chúng là các loại cá tạp, tôm, mực nhỏ hoặc thức ăn công nghệ chứa 40-50% protein. Mỗi ngày bạn hãy cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mỗi lần cho cá ăn lượng thức ăn chiếm 5-8% trọng lượng cơ thể. Thức ăn cho cả phải là thức ăn tươi, được làm sạch và cắt vừa với miệng cá.
Quản lý môi trường nuôi
Môi trường nước đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của cá giống. Bạn cần thay nước định kỳ cho cá. Mỗi lần chỉ thay từ 20-30% lượng nước ao mỗi tuần để giữ môi trường sạch sẽ. Định kỳ kiểm tra chỉ số trong nước, theo dõi độ pH và nhiệt độ. Sau khi cho cá ăn, cần quan sát để điều chỉnh lượng thức sao cho phù hợp. Trong trường hợp thừa, hãy xử lý thức ăn để tránh gây ô nhiễm nước.
Phòng bệnh cho cá
Cá mú nghệ thường mắc các bệnh như bệnh nấm, ký sinh trùng, bệnh vi khuẩn,… Để phòng bệnh cho cá thì bạn cần vệ sinh ao nuôi thường xuyên. Bên cạnh đó thường xuyên bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Trong trường hợp cá có dấu hiệu bệnh thì hãy tắm cá bằng dung dịch muối 3-5% hoặc thuốc tím từ 10-15 phút để diệt vi khuẩn gây bệnh. Trộn kháng sinh vào thức ăn theo chỉ dẫn của chuyên gia để điều trị cho cá.
Thu hoạch cá
Cá mú nghệ có thể thu hoạch sau 10-12 tháng nuôi khi cá đạt trọng lượng từ 3-5kg/con. Nếu nuôi trong ao cần rút cạn nước để bắt cá. Còn nếu nuôi lồng bè thì gom cá bằng lưới trước khi bắt. Cá mú nghệ khi được vận chuyển sống để đảm bảo chất lượng.
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi cá mú nghệ hiệu quả, năng suất cao. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ thuật nuôi cá mú nghệ. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm:
Cách nuôi heo mọi
Cách nuôi cá anh đào