Cách nuôi cá trân châu khỏe mạnh, đẹp không nên bỏ qua

Cá trân châu hay còn gọi là cá bình tích. Loài cá này có nhiều màu sắc đa dạng, mang lại vẻ đẹp thu hút nên được rất nhiều người chọn nuôi cảnh. Tuy cá trân châu dễ nuôi nhưng đối với người mới bắt đầu thì cần biết cách chăm sóc. Hiểu được nỗi lòng của bạn, bài viết này thucanh sẽ bật mí cách nuôi cá trân châu khỏe mạnh, đẹp nhất. Mời bạn tham khảo bài viết.

Đặc điểm của cá trân châu

Cá trân châu hay còn gọi là cá bình tích, trong tự nhiên được tìm thấy ở các mương, ao nước ngọt. Chúng có màu sắc đa dạng, từ 3 màu nguyên thủy là trắng, vàng cam và đen thì chúng lại tạo nhiều màu sắc phong phú khác. Đây là loài cá ăn tạp, đẻ con và rất mắn đẻ. Được nhiều nhiều trong các bể thủy sinh, cá có thể sống 2 năm nếu được chăm sóc tốt.

Dac-diem-cua-ca-tran-chau-thucanh

Ngoài sở hữu màu sắc đa dạng thì cá trân châu còn có đặc điểm đuôi rất cuốn hút. Những con cá có hình đuôi cánh buồm, đuôi càng cua được cho là những con cá trân châu đẹp. Hiện nay có 5 loại cá trân châu phổ biến là:

  • Bình tích đen hay còn gọi là Hắc Molly
  • Bình tích vàng cam
  • Cá Trân châu trắng
  • Cá Trân châu muối tiêu
  • Trân châu hoàng kim

Cách nuôi cá trân châu

Cá trân châu được xem là loài cá dễ nuôi. Tuy nhiên bạn cần chú ý sau để có thể nuôi cá khỏe mạnh, lên màu đẹp nhé!

Chuẩn bị bể nuôi cá

Tùy vào số lượng cá nuôi mà bạn hãy chuẩn bị bể cho phù hợp. Người nuôi nên trồng thêm các loại cây thủy sinh để đảm bảo sự cân bằng sinh học trong môi trường sống của cá. Cá trân châu không cần sục oxy. Tuy nhiên nếu bạn nuôi nhiều cá thì nên có oxy để cá sống khỏe mạnh hơn.

Chuan-bi-be-nuoi-ca-thucanh

Với bể thủy sinh bạn có thể lọc thác hay lọc vi sinh để giúp nước trong hơn. Cùng với đó là 1 cây đèn kẹp để làm nổi bật cá. Trước khi cung cấp nguồn nước bạn phải chuẩn bị trước 3 ngày để  khử clo và tăng lượng oxy trong nước. Sau đó mới cung cấp nước vào trong bể cá.

Thức ăn cho cá trân châu

Cá trân châu là loài ăn tạp, nên rất dễ chọn thức ăn cho chúng. Bạn có thể cho cá ăn các loại thức ăn dạng viên mua ở cửa hàng cá cảnh. Ngoài ra bạn cũng nên cho cá ăn các loại ấu trùng nhỏ như loăng quăng, bo bo, artemia để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá. Chú ý bạn không nên cho cá ăn quá nhiều. Tránh gây thừa thức ăn và làm ô nhiễm môi trường nước.

Thuc-an-cho-ca-tran-chau-thucanh

Chăm sóc cá trân châu

Trung bình mỗi tuần nên thay nước 1 lần cho cá. Điều này giúp đảm bảo nước luôn sạch, không bị ô nhiễm bởi thức ăn thừa cá còn để lại. Mỗi lần thay nước chỉ nên thay khoảng 30% lượng nước trong bể để tránh tình trạng cá bị sốc nước và chết.

Cham-soc-ca-tran-chau-thucanh

Phòng bệnh

Cá trân châu cũng như nhiều loài cá cảnh khác, đều có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân chủ ý là do nguồn nước bị ô nhiễm, khiến cá gặp các vấn đề như bơi chậm, khó thở, màu sắc nhợt nhạt, bỏ ăn,… Do đó bạn cần thường xuyên quan sát cá để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nuôi chung cá trân châu với cá gì?

Với tính cách hiền lành, hòa đồng, cá trân châu có thể nuôi hầu hết với với các loài cá cảnh. Tuy nhiên bạn hãy nuôi chúng với những giống cảnh có tính cách ôn hòa tương tự. Tránh nuôi những con cá có tính hung hăng, hiếu chiến. Bạn có thể nuôi cá 7 màu, cá neon, cá phượng hoàng,… cùng với cá trân châu.

Nuoi-chung-ca-tran-chau-voi-ca-gi-thucanh

Vừa rồi là bài viết về cách nuôi cá trân châu đơn giản mà thucanh đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm nuôi cá cảnh. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm: 
Cách nuôi cá cảnh không cần oxy hiệu quả mà bạn nên biết
Kinh nghiệm nuôi cá cờ sinh sản hiệu quả có thể bạn chưa biết?

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan