Nuôi cá trê trong bể xi măng là mô hình nuôi thủy sản mới, phù hợp cho hộ nông dân không có ao, diện tích nhỏ. Tuy nhiên vì là mô hình nuôi mới nên bạn cần phải nắm vững các kỹ thuật nuôi và quản lý cá. Hiểu được nỗi lòng của bạn, thucanh sẽ cung cấp cho bạn cách nuôi cá trê trong bể xi măng hiệu quả, đạt chuẩn trong bài viết sau.
Cá trê là cá gì?
Cá trê là loài cá sinh sống ở vùng nước ngọt, thường được thấy ở nơi có bùn lầy, sình, đồng ruộng hoặc ao. Chúng có da trần, bóng, khi cầm rất trơn, hơi nhớt và thân dài màu đen, xám đen hoặc vàng. Chiếc đầu cá dẹt khác biệt với các loại khác, theo đó đuôi và thân cũng dẹt hai bên.
Điểm khác biệt nữa nằm ở mang cá dạng hoa khế, nhô ra phía trước rất rộng. Bộ phận này giúp chúng có thể tồn tại lâu khi không có nước. Đặc biệt trên miệng cá trê còn có 4 râu dài, đen, lỗ mũi thường cách xa nhau, mắt nhỏ khó nhìn thấy. Nước ta hiện đang nuôi và khai thác 5 loại cá trê gồm có trê đen, cá trê vàng, cá trê trắng, cá trê lai và cá trê phi.
Chuẩn bị bể xi măng nuôi cá trê
Chọn vị trí xây ở gần nhà, sau vườn để dễ dàng quản lý, chăm sóc nhưng vẫn đảm bảo yên tĩnh, ít người đi lại. Đồng thời vị trí xây bể phải gần nguồn nước sạch, có hệ thống tiêu nước khi xả bể. Xây dựng bể hình chữ nhật, diện tích từ 12-15m2. Chia thành các bể nhỏ, ở giữa có lối đi để thuận tiện cho việc chăm sóc. Độ sâu bể cá từ 1-1,5.
Xung quanh khu vực bể nuôi cần bố trí lưới thêm hàng rào chắc chắn. Xây nền có độ dốc từ 5-10% về phía ống thoát nước để thuận tiện cho việc thay nước, rửa bể. Trước khi cho nước vào bể, bạn nên rải một lớp cát dày khoảng 5-10cm. Đối với bể mới xây thì dùng phèn chua để ngâm bể 1 tuần. Sau đó tiến hành rửa bể, ngâm nước sạch 5-6 ngày. Bước cuối cùng là bón vôi, kiểm tra độ pH nước.
Chọn giống cá trê
Hiện nay có 5 giống cá trê đang được nuôi phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên để nuôi thương phẩm trong bể xi măng, bạn có thể chọn một trong những giống cá năng suất cao sau:
Cá trê lai
Cá trê lai là giống cá lai tạo giữa cá trê đen – trê phi và trê vàng – trê phi, nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi trồng của các nông hộ. Trong đó trê vàng lại được nuôi phổ biến hơn, ngoại hình chúng tương tự trê vàng nhưng thân có màu vàng xám, nâu xám, bụng vàng nhạt. Trê vàng lai nuôi thương phẩm chỉ từ 3-4 tháng có thể thu hoạch.
Cá trê phi
Trê phi có tốc độ sinh trưởng thanh. Trong môi trường tự nhiên, sau 6 tháng nuôi cá có thể đạt trọng lượng 1kg/con. Nếu nuôi thương phẩm với chế độ chăm sóc quản lý kỹ càng cũng chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì chỉ sau 3 tháng đã xuất bán, thịt thơm ngon.
Ngoài ra nếu ở miền Bắc, bạn cũng có thể nuôi cá trê đen. Trê đen thịt thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng và giá thành cao. Tuy nhiên sản lượng thấp, kích cỡ bé, con trưởng thành 3 tuổi thì chỉ nặng khoảng 300g. Nếu ở miền Nam, bạn có thể nuôi cá trê vàng. Đây là giống cá cho thịt thơm ngon, năng suất cao. Tuy nhiên giống cá này khá chậm lớn, kích cỡ nhỏ.
Yêu cầu chọn giống
Bạn nên chọn mua giống ở những trang trại uy tín, có giấy chứng nhận. Con giống phải khỏe mạnh, có kích cỡ đồng đều. Chọn cá bơi lội nhanh nhẹn, thân không bị xây xát, không nhiễm bệnh. Hiện nay các trang trại giống đều cung cấp cá trê với kích cỡ khác nhau, tùy vào nhu cầu mà bạn có thể chọn mua loại phù hợp.
Mật độ nuôi cá trê lý tưởng nhất là từ 30-50 con/m2. Để tăng tỉ lệ sống cho cá, trước khi thả bạn nên khử trùng cho cá để tiêu diệt mầm bệnh. Sử dụng muối pha loãng ngâm cá trong 5-10 phút hoặc dùng thuốc tím để tắm cho cá. Thả cá giống từ từ vào bể nuôi để cá thích nghi dần với môi trường nước.
Cách nuôi cá trê trong bể xi măng hiệu quả
Thức ăn cho cá trê
Lợi thế của việc nuôi cá trê lai, trê phi đó là nguồn thức ăn đa dạng, dễ kiếm, sẵn có thì cá trê là loài ăn tạp, háu ăn. Nguồn thức ăn khi nuôi cá trê trong bể xi măng gồm:
- Nguồn thức ăn chính: cá mè, tôm, chua, ốc, hến, cá vụn, giun đất, trùn quế,… Phế phẩm từ lò mổ, phân gia súc gia cầm,..
- Thức ăn từ nông nghiệp: thóc, lúa, ngô, đậu đỗ
- Thức ăn bổ sung: Vitamin, Premix khoáng, chế phẩm sinh học,…
Các loại cá tạp, đầu cá, chế phẩm lò mổ cần được chế biến nhỏ để cá dễ ăn, hấp thụ tốt. Cua ốc, hến, vỏ tôm, thóc, lúa,… đem nghiền nhuyễn, trộn với nhau rồi cho cá ăn theo từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt bạn cần phải bổ sung cho cá thêm vitamin và premix khoáng. Để cung cấp sức đề kháng cho cá phát triển.
Chăm sóc và quản lý cá trê
Để thực hiện cách nuôi cá trê hiệu quả bạn cần chú ý để việc chăm sóc cá. Khi nuôi cá trê, chỉ nên cho ăn một chỗ cố định. Theo dõi cá trong 1-2 tiếng để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh để thức ăn dư thừa trong bể, vừa lãng phí lại vừa ô nhiễm nước. Lượng thức ăn trung bình cho cá từ 10-15% trọng lượng đàn cá.
Theo dõi sự phát triển của đàn cá, cần phân loại các loại cá lớn hơn để tránh tình trạng xô xát. Từ 5-7 ngày phải thay nước cho bể cá. Mỗi lần chỉ thay khoảng 30% lượng nước trong bể. Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra độ pH của nước, nếu nước nhiễm phèn, độ pH thấp thì phải rải thêm bột vôi để cải tạo.
Biện pháp phòng bệnh cho cá trê
Để phòng bệnh cho cá trê, bạn cần đảm bảo bể nuôi và quy trình chăm sóc cá đáp ứng đủ các nguyên tắc sau đây:
- Nguồn nước sạch sẽ, an toàn, độ pH đạt chuẩn
- Đảm bảo bể xi măng được cải tạo đúng tiêu chuẩn
- Nguồn thức ăn phải sạch sẽ, không ôi thiu, ẩm ốc. Cám viên nổi phải bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát
- Hàng ngày phải theo dõi hoạt động, tập tính bơi lội, an toàn của đàn cá. Nếu thấy biểu hiện bất thường phải xử lý ngay
- Không thả cá với mật độ quá dày. Khi cá lớn phải phân loại, giảm mật độ nuôi để đảm bảo môi trường sống cho cá
Nếu thực hiện đúng cách nuôi cá trê trên thì chỉ sau 3-4 tháng bạn đã có thể thu hoạch. Trọng lượng đạt được từ 300 – 400 gam/com.
Vừa rồi là cách nuôi cá trê trong bể xi măng hiệu quả, đạt chuẩn mà thucanh đã chia sẻ. Hy vọng bài viết bạn biết thêm các kỹ thuật chăm sóc và nuôi cá trê. Chúc bạn thành công với mô hình chăn nuôi này và thu hoạch thật nhiều cá nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi cá tầm thương phẩm hiệu quả, tiền vào như nước
Cách nuôi cá trắm cỏ mau lớn kiếm tiền triệu mỗi ngày