Cách nuôi chim Chao Chảo đơn giản, hiệu quả từ A-Z

Chim Chao Chảo sở hữu vẻ ngoài nhỏ nhắn và màu sắc tươi tắn, được nhiều tín đồ chim cảnh săn đón. Nếu bạn đang quan tâm đến chim Chao Chảo thì bài viết sau thucanh sẽ giải đáp thắc mắc về loài chim này. Hãy cùng tham khảo cách nuôi chim Chao Chảo đơn giản, hiệu quả từ A-Z trong thông qua bài viết này nhé!

Đôi nét về chim Chao Chảo

Chim Chao Chảo hay còn được gọi là chim Trao Trảo, chim hoành hoạch,… Chúng có tên khoa học là Pycnonotus goiavier và tên tiếng Anh là Yellow-vented bulbul. Loài chim này có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ, Philippines, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào,…

Doi-net-ve-chim-chao-chao-thucanh

Môi trường sống ưa thích của chim là những vùng nhiệt đới, nơi có nhiệt độ cao và cây cối rậm rạp. Ở Việt Nam, loài chim này thường thấy ở khu vực Tây Nguyên. Bởi những khu vực trồng cafe sẽ mang đến cho chúng nguồn thức ăn dồi dào, thời tiết mát mẻ.

Ở việt Nam bạn có thể bắt gặp loài chim này ở khắp cả nước. Đặc biệt là các khu vực có nhiều rừng rậm và khu bảo tồn thiên nhiên. Với ngoại hình nổi bật cùng giọng hót đặc biệt. Chim Chao Chảo đã nhận được sự yêu thích của nhiều người chơi chim và lựa chọn nuôi làm cảnh.

Đặc điểm ngoại hình của chim Chao Chảo

Chim Chao Chảo là loài chim có kích thước trung bình nhỏ. Khi trưởng thành chúng đạt kích thước từ 18-20cm tính cả chiều dài đuôi từ 11-12cm và nặng từ 20-24g. Về màu sắc thì cả con trống và con mái đều có màu sắc tương tự nhau, khó để phân biệt giới tính chim thông qua hình dáng bên ngoài.

Dac-diem-ngoai-hinh-cua-chim-chao-chao-thucanh

Toàn thân chim thường có màu nâu chủ đạo. Phần cổ họng có màu trắng xám, vùng viền mắt đến mỏ có màu đen. Đầu có màu trắng và xám khá nổi bật. Lông ở vùng hậu môn có màu vàng nhạt. Màu mắt, chân và mỏ chủ yếu có màu đen.

Cách nuôi chim Chao Chảo khỏe đẹp

Cách nuôi chim Chao Chảo không quá cầu kỳ. Tuy nhiên nó phụ thuộc vào việc bạn nuôi chim non hay chim bổi. Sau đây là một số kinh nghiệm nuôi chim mà bạn có thể tham khảo.

Cách chọn chim Chao Chảo

Bạn có thể nuôi Chao Chảo non hay chim bổi đều được. Tuy nhiên đa số người nuôi sẽ tìm kiếm tổ chim non đem về để nuôi khi chim trưởng thành sẽ thuần người và đẹp hơn. Do đó, tùy vào nhu cầu và nguồn chim mà bạn có thể chọn nuôi chim non hoặc chim bổi. Đặc biệt khi nuôi chim bổi bạn nên chọn những chú chim nhanh nhẹn, không dị tật.

Cach-nuoi-chim-chao-chao-khoe-dep-thucanh

Lồng nuôi chim

Việc chọn lồng nuôi chim Chao Chảo khá đơn giản. Chúng có kích thước không quá lớn nên bạn chọn lồng từ 50-60cm. Đảm bảo đủ không gian cho chim bay nhảy thoải mái là được. Trong lồng cần trang bị đầy đủ cóng nước và cóng thức ăn, que đậu cho chim. Ngoài ra cần chuẩn bị thêm áo cũ để giúp giữ ấm cho chim non trong lồng vào ban đêm.

Thức ăn cho chim Chao Chảo

Thức ăn cho chim Chao Chảo cũng khá đơn giản và dễ tìm. Đối với chim non bạn có thể cho chúng ăn cào cào, châu chấu, sâu chim, trứng kiến,… Nuôi chim non khá đơn giản nhưng bạn cần bỏ thời gian ra để chúng ăn nhiều cữ trong ngày.

Cach-nuoi-chim-chao-chao-khoe-dep-1-thucanh

Đối với việc nuôi chim bổi thì thời gian đầu bạn cần cho chúng ăn các loại thức ăn tươi như cào chào, châu chấu. Đặc biệt là các loại trái cây chín như thanh long, chuối chín. Sau vài ngày, bạn tiến hành trộn cám với với trái cây để chim quen ăn cám.

Chăm sóc cho chim

Quá trình chăm sóc chim khá đơn giản. Bạn cần cung cấp cho chúng thức ăn đầy đủ, đa dạng. Dọn dẹp phân hằng ngày và giữ ấm cho chúng để chúng có thể phát triển khỏe mạnh. Đối với chim bổi, thời gian đầu bạn cần sử dụng áo trùm lồng để chim bớt sợ hãi.

Cach-nuoi-chim-chao-chao-khoe-dep-2-thucanh

Treo lồng chim ở nơi ít người qua lại, sau đó dần mở để chim làm quen dần với người. Sau một thời gian thì chim sẽ dạn người hơn. Bạn cũng cần cho chim tắm mát 1-2 lần. tuần, tắm nắng 1 lần/ tuần, dọn dẹp phân trong lồng để tránh vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho chim.

Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi chim Chao Chảo đơn giản, chi tiết. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi chim cảnh. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!

Xem thêm:
Cách nuôi cá Sặc Gấm lên màu đẹp
Cách nuôi chim Nghệ ngực vàng

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan