Không chỉ sở hữu tên độc lạ mà chim cu rốc còn sở hữu ngoại hình đẹp và giọng hót cực hay. Nếu bạn đang quan tâm đến loài chim này nhưng chưa biết cách chăm sóc sao cho đúng. Vậy thì hãy cùng thucanh khám phá cách nuôi chim cu rốc khỏe đẹp cũng như những thông tin liên quan đến loài chim này nhé!
Đôi nét về chim cu rốc
Trước tiên cùng thucanh tìm hiểu một số thông tin về loài chim này cũng như đặc điểm ngoại hình của chúng nhé!
Nguồn gốc
Chim cu gốc hay còn được gọi là chim gõ mõ, tên khoa học là Megalaimidae, thuộc bộ Piciformes. Hiện nay, chim cu rốc được phân bổ ở nhiều châu lục. Tại Việt Nam chúng được tìm thấy ở khu vực Tam Đảo, Đà Lạt hay các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ. Cu rốc là loài chim khá thú vị, tuy nhiên việc nuôi chim này làm cảnh chưa thực sự phổ biến.
Đặc điểm của chim cu rốc
Chim cu rốc có kích thước khoảng 17-18cm, có con lên đến 32cm. Bộ lông của chim cu rốc khá sặc sỡ, đan xen nhiều màu sắc. Với chim trưởng thành, phần đầu và cổ có màu nâu vàng nhạt, lông nhiều có pha chút trắng nhạt. Phần cằm có màu trắng, phần ngực có màu nâu vàng.
Phần sau bụng, sườn và khu vực dưới đuôi hơi phớt màu lục. Mắt của chim có màu nâu, mỏ và da quanh mắt có màu vàng đất. Bộ lông của chim cu rốc được đánh giá rất đẹp khi pha trộn nhiều màu sắc, mềm mượt nên trông rất bắt mắt.
Tập tính của cu rốc
Về tập tính thì cu rốc sẽ khác biệt so với nhiều loài chim khác. Vào mùa sinh sản chúng sẽ bắt cặp với nhau trong thời gian dài. Thời điểm từ tháng 2-3 trước mùa mưa thì con cái sẽ giao phối và mang thai. Chúng tìm tổ trên các cành cây hoặc đục lỗ dưới thân cây để làm chỗ chứa cho chim non.
Mỗi năm vào mùa sinh sản thì chúng sẽ làm tổ mới. Thông thường 2 quả trứng đẻ ra được cho vào trong 1 tổ để ấp. Thời gian chim mẹ ấp trứng sẽ từ 14-15 ngày. Sau khoảng 15 ngày thì chim non sẽ nở ra, chim bố mẹ sẽ tìm sâu để mớm cho ăn. Sau 35 ngày thì chim non có thể bắt đầu tập thích nghi với môi trường xung quanh.
Cách nuôi chim cu rốc khỏe đẹp
Sau khi đã tìm hiểu đôi nét về chim cu cốc, mời bạn tiếp tục tham khảo về cách nuôi chim khỏe đẹp sau đây.
Lồng nuôi chim cu rốc
Chim cu rốc có kích thước không quá lớn nên bạn có thể tùy chọn một chiếc lồng nuôi. Bạn có thể cân nhắc chọn chất liệu thép, sắt, inox để chắc chắn. Bên trong chuẩn bị cóng nước và cóng thức ăn cho chim. Dưới lồng nuôi cần có khay đựng phân chim để dễ dàng dọn dẹp sạch sẽ. Bạn nên treo lồng chim ở những nơi có nhiều cây cối để chúng có cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Khi mới nuôi chim, bạn cần chuẩn bị thêm áo lồng để chim đỡ hoảng sợ.
Chim cu rốc ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của cu rốc là các loại hoa quả tươi ngon. Ở ngoài môi trường tự nhiên, chúng có bản năng đi tìm nguồn thức ăn và thưởng thức. Trong rừng nơi nào có nguồn trái cây phong phú sẽ thấy cu rốc xuất hiện nhiều.
Trong môi trường nuôi nhốt, bạn có thể lựa chọn các loại hoa quả tươi ngon, mọng nước cho chúng ăn. Một số loại hoa quả như chuối, táo, xoài, dâu, dưa hấu, đu đủ,… Ngoài ra chúng còn ăn được các loại ấu trùng như sâu xanh, sâu bướm., kiến, mối,… Việc cung cấp đa dạng thức ăn cho chim sẽ giúp chim không bị kén ăn, cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng tốt hơn.
Những lưu ý khi nuôi chim cu rốc
Sau khi đã tìm hiểu thông tin cũng như cách nuôi chim cu rốc cơ bản thì bạn cũng cần chú ý đến những điều sau để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh.
- Món ăn yêu thích của cu rốc là hoa quả. Vì vậy bạn nên cung cấp đa dạng các loại hoa quả chín cho chúng ăn mỗi ngày. Không nên chọn các loại hoa quả cứng vì chim không thể ăn được.
- Nguồn thức ăn cho chim phải đảm bảo sạch sẽ. Không nên cho chúng ăn thức ăn hư thối, ảnh hưởng đến sức khỏe chim
- Thường xuyên tắm nắng và tắm mát cho chim để loại bỏ vi khuẩn, giúp lông mượt hơn.
- Treo lồng chim ở những nơi có nhiều cây xanh để chim thích nghi.
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi chim cu rốc đẹp, hót hay. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu được các kỹ thuật chăm sóc loài chim này. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm:
Cách nuôi sóc bụng đỏ
Cách nuôi cá chim trắng nước ngọt