Diều hâu được mệnh danh là “sát thủ bầu trời” loài chim săn mồi nổi tiếng với khả năng bay lượn nhanh và săn mồi nhanh nhạy. Nếu bạn đang quan tâm đến loài chim này và có ý định nuôi nó. Vậy thì hãy theo dõi cách nuôi chim diều hâu khỏe mạnh mà thucanh đã tổng hợp trong bài viết sau đây nhé!
Chim diều hâu là chim gì?
Diều hâu hay còn được gọi là chim cắt hay chim ưng là giống chim săn mồi có mỏ cong và sắc nhọn. Tại Việt Nam chim diều hâu thường được phân bố tại khu vực Trung và Nam Bộ. Diều hâu là giống chim ăn thịt thông minh nhất thế giới. Để nhận biết được loài chim này, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Chim diều hâu có đôi mắt tinh ranh, sắc nhọn và có thị lực cao. Điều đó giúp chúng dễ dàng phát hiện con mồi từ khoảng cách xa.
- Đôi cánh của chim diều hâu rất rộng, đôi chân vững chắc. Khi nhìn thấy con mồi chim sẽ tăng tốc để tấn công
- Mỏ chim cứng, quặp vào bên trong. Mỏ trên của chim to gấp 2-3 lần mỏ dưới
Chim diều hâu có mấy loại?
Chim diều hâu có ba loại được nuôi phổ biến sau đây:
Diều hâu trắng Úc
Diều hâu trắng hay còn được gọi là diều hâu mắt đỏ. Loài này thường sống theo từng cặp tại nước Úc. Đặc điểm nhận biết là có bộ lông mắt, vai và mỏ màu đen. Diều hâu trắng có kích thước nhỏ, sải cánh rộng ở mức trung bình. Hình dáng loài chim này đẹp mắt nên rất được ưa chuộng để nuôi cảnh.
Diều hâu Việt Nam
Giống diều hâu này thường sống ở khu vực ven Trung và Nam Bộ. Diều hâu Việt Nam có bộ lông màu ung, khoang trắng và mỏ đen. Giống diều hâu này sinh sống tại khu vực Ấn Độ. Malaysia,.. Diều hâu Việt Nam có kích thước trung bình từ 30-100cm.
Diều hâu đen
Giống với tên gọi, loài diều hâu này sở hữu bộ lông đen tuyền. Diều hâu đen có kích thước cùng chiều dài khoảng 55-70cm. Sải cánh rộng tới 1,5m. Loài diều hâu này thường di cư và sống tại khu vực đồng ruộng, sông và ven biển.
Khả năng sinh sản của chim diều hâu
Mỗi lần sinh sản diều hâu sẽ đẻ 2 quả trứng. Tổ của chim thường làm trên cây cao, thời gian ấp trứng 1 tháng sẽ nở. Chim diều hâu non có ngoại hình giống gà con, nhiều lông tơ. Sau một tháng lông tơ sẽ rụng và mọc lông ống quanh người. Sau 5 tuần diều hâu non tập bay và rời tổ. Thức ăn của diều hâu non là thịt được chim mẹ xé nhỏ.
Cách nuôi chim diều hâu
Diều hâu là một giống chim săn bắt. Chính vì thế trong giai đoạn đầu, bạn sẽ gặp không ít khó khăn để thuần chúng. Hãy cùng theo dõi cách nuôi chim diều hâu sau đây.
Thức ăn của diều hâu
Diều hâu là giống chim săn mồi. Vì thế mà thức ăn của chúng là các loài động vật có kích thước nhỏ như rắn, ếch, nhái, cò, chim, chuột,… Đặc biệt loài chim này còn có khả năng tấn công cả những loài động vật có kích thước lớn như nai, khỉ, hươu,… Khi quan sát con mồi thật kỹ chúng sẽ dùng mỏ hoặc móng quặp chặt con mồi rồi xé xác thành từng miếng nhỏ và ăn.
Cách thuần chim diều hâu
Việc thuần hóa chim không phải trong ngày một ngày hai. Vì thế bạn cần phải kiên trì trong thời gian từ 1 đến 3 tháng để chim có thể làm quen, thành thục kỹ năng săn mồi. Điều lưu ý hơn khi mua chim đó là không nên chọn những con yếu ớt vì sẽ rất khó nuôi và khó thuần phục. Khi cho chim diều hâu ra ngoài bạn hãy dùng xích buộc để chim không bay.
Đầu tiên hãy tập cho chim đứng lên mu bàn tay cho quen rồi mới dạy chim những kỹ năng săn mồi sau đó. Để tránh chim bị nhát bạn hãy thường xuyên bịt mắt chúng lại. Sau đó tập thêm cho chúng những kỹ năng nghe còi, săn mồi và bay lại chủ nhân.
Kỹ thuật bẫy chim
Kỹ thuật bẫy diều hâu khá khó. Bạn nên quan sát được tập tính săn mồi của chúng để có giải pháp bẫy hiệu quả. Một vài cách bẫy mà bạn có thể tham khảo như:
- Sử dụng bẫy lồng trập cho mồi là chim nhỏ và gà con vào bên trong. Để lồng bẫy ở nơi thoáng đãng để chim dễ nhìn thấy. Khi chim bay xuống đớp mồi thì bẫy sẽ sập xuống.
- Bạn cũng có thể sử dụng lưới giăng lên cao và dùng mồi để bẫy chúng. Khi chim bay xuống đớp mồi chúng sẽ dính vào lưới.
Vừa rồi là chia sẻ của thucanh về cách nuôi chim diều hâu. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có được những thông tích hữu ích về loài chim này cũng như cách chăm sóc, thuần hóa chúng. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết hữu ích khác nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi chim Cà Cưỡng non đơn giản, lớn nhanh và khỏe mạnh
Sáo nâu là chim gì? Kỹ thuật nuôi sáo nâu khỏe mạnh, nói tốt