Chim Gọi Vịt là một loài chim có cái tên khá độc lạ mà không ít người còn lạ lẫm khi nhắc đến tên loài chim này. Để hiểu rõ hơn về loài chim này, cũng như chim ăn gì, sống ở đâu, nuôi thế nào. Mời bạn theo dõi bài viết cách nuôi chim Gọi Vịt khỏe mạnh, ít bệnh vặt cùng thucanh trong bài viết sau đây.
Đôi nét về chim Gọi Vịt
Chim Gọi Vịt là một loài chim thuộc họ Cu Cu, có tên khoa học là Cacomantis Merulinus. Đây là một loài chim sở hữu ngoại hình và giọng hót vô cùng đặc biệt. Cái tên “Gọi Vịt” của chim xuất phát từ tiếng kêu âm trần và đầy cảm xúc “vít vít vít” liên tục trong thời gian dài.
Đặc điểm ngoại hình của chim Gọi Vịt
Tùy thuộc vào từng loài khác nhau mà ngoại hình của chim cũng có sự khác nhau.
- Chim Gọi Vịt Xanh có màu sắc chủ đạo là màu xanh lá cây ở phần lưng, cánh, đuôi, đầu và phần trên cổ. Phần bụng, cổ dưới, dưới đuôi, hậu môn và lông chân có màu rần nâu trắng nổi bật.
- Gọi vịt vằn thì màu sắc chủ đạo là màu nâu đỏ kết hợp với vằn đen nhạt từ đỉnh đầu tới đuôi, cánh. Ở phần bụng, cổ dưới cũng có vần trắng, nâu đen khá nổi bật. Loài này thường có mắt màu đen, không có viên, mỏ nhỏ màu nâu và chân nâu đỏ.
- Gọi vịt tím chỉ màu sắc chủ đạo của chúng là màu tím nhạt ở phần đầu, cổ trên, cánh, lưng và đuôi. Phần dưới bụng có màu trắng và nâu nhạt.
Chim Gọi Vịt là loài chim khá nhỏ, khi trưởng thành kích thước chỉ từ 20-25cm. Trong đó lông đuôi dài từ 10-12cm, trọng lượng đạt từ 30-45g.
Tập tính của chim Gọi Vịt
Ở môi trường tự nhiên, chim Gọi Vịt khá nhút nhát và rụt rè. Chúng thường chui rúc trong những bụi rậm, cây cối um tùm ở những cánh đồng, bụi cỏ,… Khi cảm thấy nguy hiểm hay xuất hiện tiếng động lạ chúng thường tìm cách bay nhanh vào những bụi rậm để lẫn trốn và phát ra những tiếng đập cánh vội vàng.
Cách nuôi chim Gọi Vịt chi tiết
Chim Gọi Vịt khá khó nuôi vì chúng thường bệnh mà không rõ nguyên do. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây.
Cách chọn chim
Chọn chim là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăm sóc và phát triển của chim. Bạn hãy chọn một chú chim đẹp, khỏe mạnh, không dị tật. Bạn có thể nuôi chim bổi hoặc chim con tùy vào thời gian rảnh của mình. Vì chim non sẽ cần nhiều thời gian chăm sóc hơn.
Lồng nuôi chim Gọi Vịt
Là một loài chim có kích thước nhỏ nên lồng nuôi của bạn có thể chọn kích thước vừa đủ. Chọn lồng có đường kính từ 40-50cm là đủ rộng rãi để chim bay nhảy mà không bị gãy lông đuôi. Lồng bạn có thể chọn bằng kim loại hoặc mây tre đều được, tùy thuộc vào mức độ tài chính của bạn.
Trong lồng cần trang bị đầy đủ máng nước, máng thức ăn, que đậu, áo trùm lồng,… Đặc biệt khi nuôi chim bổi bạn cần phải có áo trùm lồng để giúp chim làm quen với môi trường mới. Đồng thời cũng giúp chúng bớt sợ hãi khi gặp người lạ.
Thức ăn cho chim Gọi Vịt
Thức ăn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của chim Gọi Vịt. Nguồn thức ăn chủ yếu của chim Gọi Vịt là các loại cám chim tổng hợp. Bạn có thể bổ sung cho chim các loại thức ăn tươi như côn trùng hoặc sâu chim sấy khô. Để có thể tập chim chim ăn cám, đặc biệt là chim bổi thì bạn nên trộn cám chim, dầm nhuyễn chung với sâu sấy khô.
Để khi chim ăn, sâu sẽ ăn lẫn thêm cám và chim sẽ tự ăn cám thuần thục sau một thời gian. Thức ăn cám cho chim bạn có thể mua ở các cửa hàng chim cảnh. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số công thức trên mạng để tự làm cám chim. Đừng quên cho chim ăn thêm sâu định kỳ để cung cấp khoáng chất và vitamin nhé!
Chăm sóc chim
Chăm sóc chim cũng là việc quan trọng, cần thiết trong quá trình nuôi chim Gọi Vịt. Bởi loài chim này khá nhát, nên bạn phải tìm cách cho chim quen dần với môi trường sống mới. Bạn hãy treo lồng ở nơi có người qua lại để chim dạn người hơn.
Loài chim Gọi Vịt này cũng rất thích tắm nắng và tắm mát. Vì vậy mỗi tuần bạn nên cho chúng tắm mát khoảng 1-2 lần và tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng, để hấp thụ Vitamin D. Đừng quên vệ sinh lồng chim định kỳ để đảm bảo môi trường sạch sẽ cho chim nhé!
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi chim Gọi Vịt hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài chim này và cách chăm sóc chúng. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm:
Cách nuôi gà hồ thương phẩm
Cách nuôi Vịt Uyên Ương quý hiếm