Hoét lửa là loài chim không được nhiều người biết đến ở nước ta. Tuy nhiên, đối với các tín đồ chi cảnh thì đây có lẽ là loài chi hấp dẫn về cả ngoại hình và giọng hót. Trong bài viết sau đây, thucanh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về loài chim này cũng như cách nuôi chim hoét lửa hót hay. Mời bạn cùng tham khảo bài viết nhé!
Chim Hoét Lửa là chim gì?
Chim Hoét Lửa hay còn được biết đến với tên gọi là chim Sáo đất đầu cam, có tên khoa học là Geokichla citrina, tên tiếng Anh là Orange-headed Thrush. Loài chim này sở hữu vẻ ngoài nổi bật cùng giọng hót cuốn hút. Ngoài tự nhiên, chúng là loài chim năng động và có thể vui hót cả ngày. Đặc biệt trong mùa sinh sản thì hoét lửa sẽ hót rất nhiều.
Đây là một loài chim khá hiếm, nên không phải ai cũng có thể nhận biết chúng khi có cơ hội bắt gặp ở ngoài tự nhiên. Chim hoét lửa có vẻ ngoài nhỏ nhắn, kích thước trung bình từ 20-24cm, nặng từ 45-60g. Ngoại hình của chúng khá nổi bật với phần đầu, cổ và dưới bụng thường có màu cam nổi bật.
Cách nuôi Hoét Lửa hót hay
Để nuôi hoét lửa bạn cần chuẩn bị lồng nuôi, cách cho chim ăn cũng như cách chăm sóc chim. Cụ thể ra sao thì mời bạn theo dõi phần nội dung tiếp theo.
Lồng nuôi chim
Lồng nuôi chim hoét lửa không cần quá cầu kỳ, cũng giống như chim chào mào hoặc chích chòe. Chim hoét lửa có kích thước nhỏ, nên bạn có thể chọn chiếc lồng từ 40-50cm là đủ để chúng bay nhảy thoải mái. Lồng chim bạn có thể chọn lồng tròn hoặc vuông để nuôi một con. Còn nếu bạn muốn nuôi từ 4-5 con thì hãy nuôi trong avi để chúng phát triển tốt nhất nhé!
Thức ăn
Thức ăn ngoài tự nhiên của hoét lửa là côn trùng, ấu trùng, giun và các loại trái cây. Trong môi trường nuôi nhốt, bạn có thể cho chim ăn cám chim cảnh. Để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho chim, bạn hãy trộn cám cùng sâu gạo, cào cào và dế cho chim ăn.
Cám chim là thức ăn cần thiết trong quá trình chăm sóc và nuôi chim hoét lửa. Việc cho chim ăn bằng cám cũng sẽ giúp quá trình này tốn ít công sức hơn. Khi chim lớn dần, bạn có thể thay đổi tỷ lệ cám và côn trùng để chúng quen với việc ăn cám hơn. Trong quá trình nuôi bạn có thể bổ sung thức ăn tươi, trái cây để cung cấp thêm dưỡng chất cho chim.
Vệ sinh cho chim
Nếu bạn muốn chim hoét lửa luôn khỏe mạnh, hót hay, ít bệnh vặt thì bạn nên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi của chúng. Đặc biệt là máng đựng chân, cóng được thức ăn và nước uống. Bạn nên vệ sinh, đánh rửa sạch sẽ ít nhất 1 lần/ ngày.
Ngoài ra bạn cũng cần tắm cho chim. Việc tắm chim cũng có nhiều lợi ích, giúp lông chim mượt hơn, loại bỏ nhiều ký sinh trùng bám trên lông, làm mát cơ thể cũng như giúp chim thư giãn. Hãy tắm chim vào buổi trưa những ngày nắng xong. Khi tắm xong không nên để chúng ở những nơi gió lạnh. Vì như thế sẽ dễ làm chim mắc bệnh.
Chăm sóc chim hoét lửa
Việc chăm sóc chim khá đơn giản. Đối với chim con thì ngoài việc đút trái cây, thức ăn tươi và nước đầy đủ thì bạn cần giữ ấm cho chim vào ban đêm. Còn đối với chim bổi thì bạn phải sử dụng áo trùm lồng để giúp chúng bớt nhát người. Vệ sinh chuồng nuôi cũng là yếu tố không nên bỏ qua khi nuôi chim.
Phòng bệnh
Trong quá trình nuôi, chim hoét lửa thường gặp một vài bệnh như: Bệnh tiêu chảy và trúng gió.
- Bệnh tiêu chảy chủ yếu là do thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra cũng có thể là do thay đổi thức ăn đột ngột. Khi mắc bệnh chim sẽ đi ngoài phân lỏng, loãng, ướt hoặc nát. Để phòng bệnh thì bạn cần phải giữ cho lồng chim sạch sẽ, thức ăn, nước sạch. Không nên cho chim ăn quá nhiều thức ăn hoặc uống quá nhiều nước.
- Bệnh trúng gió khiến chim ủ rũ, ít bay, xù lông. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột, bị gió lùa mà không được che chắn cẩn thận. Cách phòng bệnh đó là sử dụng áo trùm lồng để tránh gió. Đồng thời sử dụng ít dầu gió và chân và dưới cánh chim để tránh chim bệnh cảm nhé!
Vừa rồi thucanh đã chia sẻ đến bạn cách nuôi chim hoét lửa hót hay. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về loài chim cảnh này cũng như kỹ thuật nuôi đúng. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết thú vị khác nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi chim Cà Cưỡng non đơn giản, lớn nhanh và khỏe mạnh
Chim manh manh là chim gì? Kỹ thuật nuôi và chăm sóc đúng cách