Cách nuôi chim hút mật Nepal cực đẹp, cực đơn giản

Nếu bạn là một người chơi chim cảnh thì chắc hẳn sẽ biết đến loài hút mật, đặc biệt là giống hút mật Nepal. Đây là một trong những loại chim đẹp, màu sắc nổi bật và dễ nuôi. Nếu bạn đang có dự định nuôi loại chim này, hãy cùng thucanh khám phá ngay cách nuôi chim hút mật Nepal cực đẹp và đơn giản trong bài viết sau.

Giới thiệu về loài chim hút mật Nepal

Hút mật Nepal hay còn được gọi là Hút mật đuôi lục, tên khoa học là Aethopyga Nipalensis. Chúng là một loài chim thuộc họ hút mật. Nhờ sở hữu ngoại hình nổi bật cùng giọng hót độc lạ mà loài chim này nhận được sự yêu thích của nhiều người chơi chim.

Ngoại hình của chim

Hút mật Nepal là một loài chim nhỏ, kích thước khi trưởng thành chỉ từ 9-12cm. Trong đó chiều dài đuôi bằng chiều dài cơ thể. Màu sắc trên cơ thể của chúng thường là màu nâu, xanh dương, vàng, đen,… Màu vàng phân bổ chủ yếu ở phần ngực, hậu môn và bụng.

Gioi-thieu-ve-loai-chim-hut-mat-nepal-thucanh

Ở phần đầu, má sẽ có màu xanh dương. Phần cằm của chúng thường có màu đen và lưng thường có màu vàng hoặc xanh lá. Đuôi có màu xanh dương xen kẽ trắng. Những con mái sẽ có màu sắc đơn điệu, tối màu, chủ yếu là màu xám hoặc xanh nhạt. Đối với con trống thì màu sắc sẽ nổi bật, sặc sỡ hơn. Nhìn chung, đây là một loại chim nhỏ, giọng hót hay và đang được săn đón bởi các tín đồ chơi chim.

Tập tính của chim hút mật Nepal

Ngoài tự nhiên, chim hút mật Nepal thường sống theo cặp hoặc theo bầy từ vài con. Loài chim này khá nhút nhát, sống ở khu vực xa người, tại những vùng có nhiều cây hoặc hoa. Thêm nữa, chúng có tập tính di cư. Chúng sẽ di cư theo mùa hoặc trong một khoảng cách ngắn. Tùy thuộc vào địa điểm, vùng miền cũng như vùng có nhiều thức ăn, môi trường sống, nhiệt độ và độ ẩm,…

Cách nuôi chim hút mật Nepal đơn giản

Nuôi chim hút mật Nepal không quá khó nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm. Để giúp bạn có được những chú chim khỏe mạnh, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi sau đây.

Chọn chim

Tùy theo nhu cầu và kinh nghiệm mà bạn có thể chọn chim non hoặc chim trưởng thành. Đối với chim non thì ưu điểm sẽ dễ huấn luyện, nhanh làm quen. Tuy nhiên cần nhiều thời gian chăm sóc mà có thể mắc một số bệnh. Còn đối với chim trưởng thành, chim đã biết hót, màu sắc đẹp mắt.

Cach-nuoi-chim-hut-mat-nepal-don-gian-thucanh

Tuy nhiên có thể khó làm quen với môi trường nuôi mà giá cả đắt hơn so với chim non. Khi chọn chim, bạn hãy chọn những chú chim có mắt sáng, lông mượt, chân chắc khỏe. Tránh chọn chim có dấu hiệu bệnh tật như sổ mũi, tiêu chảy, lông xù,…

Lồng nuôi chim hút mật Nepal

Chim hút mật Nepal có kích thước nhỏ, nên bạn không cần chuẩn bị lồng nuôi quá lớn. Chỉ cần đảm bảo lồng đủ rộng để chim thoải mái vận động. Trong lồng cần có dụng cụ như máng ăn, máng uống, miếng chắn phân, cành đậu cho chim. Đặc lồng nuôi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và gió lùa.

Thức ăn cho chim

Ngoài tự nhiên, thức ăn chủ yếu của chim hút mật Nepal là mật hoa, phấn hoa. Chúng cũng ăn thêm các loại côn trùng nhỏ như cào cào, châu chấu, bươm bướm,… Cùng với đó là các loài trái cây chín mọng. Trong môi trường nuôi dưỡng, thức ăn chủ yếu của chúng là các loại cám chim chuyên dụng. Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung các loại trái cây chín, thức ăn tươi cho chim. Nhằm cung cấp cho chúng đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để chim phát triển khỏe mạnh.

Cach-nuoi-chim-hut-mat-nepal-don-gian-1-thucanh

Chăm sóc chim hút mật Nepal

Các bước chăm sóc chim hút mật Nepal cũng khá đơn giản, tương tự các loài chim cảnh khác. Bạn cần vệ sinh lồng nuôi thường xuyên, loại bỏ thức ăn thừa và phân chim. Thay máng ăn và máng uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho chim. Mỗi tuần hãy tắm mát và tắm nắng cho chim từ 2-3 lần. Định kỳ đưa chim hút mật Nepal đi khám bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh.

Cach-nuoi-chim-hut-mat-nepal-don-gian-2-thucanh

Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi chim hút mật Nepal cực đơn giản. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về các kỹ thuật nuôi loài chim này. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!

Xem thêm:
Cách nuôi chim Tiểu Mi
Cách nuôi vẹt Hồng Kông

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan