Huýt Cô là giống chim cảnh được yêu thích với dáng vẻ nhỏ nhắn, linh hoạt, màu sắc sặc sỡ. Chim huýt cô có tiếng hót lảnh lót, êm tai nên cũng được xếp vào một trong những giống chim cảnh được yêu quý. Cùng thucanh tìm hiểu thêm về cách nuôi chim huýt cô làm cảnh khỏe mạnh, dễ chưa từng thấy trong bài viết sau đây.
Nguồn gốc của chim Huýt cô
Huýt Cô có tên khoa học là Aegithinidae thuộc họ Nghệ chủ yếu sinh sản và phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam. Loài chim này thường sống ở khu vực bụi rậm, rừng thưa, nơi có nhiều gai nhọn và cây xanh. Huýt Cô hiện nay được phát hiện nhiều nơi ở Việt Nam nên nhiều người có xu hướng mua về làm cảnh trong nhà.
Chúng có thân hình nhỏ nhắn, màu sắc sặc sẽ và vóc dáng đẹp. Với con trưởng thành có chiều dài khoảng 12-16 cm, con đực sẽ có kích thước lớn hơn con mái. Bộ long của chúng có màu xanh lục, pha thêm màu vàng đốm đen ở giót canh và đầu. Đôi mắt của chúng sâu, nhỏ tròn, đen láy. Mỏ chim dài và cứng với màu xám nhạt, đuôi chim ngắn và cụp xuống bên dưới.
Chuẩn bị lồng nuôi chim
Bạn nên lựa chọn lồng nuôi chim có kích thước phù hợp với kích thước cơ thể của Huýt cô. Bởi vì chim Huýt cô khá nhỏ, nên bạn không cần phải có lồng nuôi quá lớn. Bên trong lồng cần trang bị đồ dùng cần thiết bị bát đựng thức ăn khô, bát đựng thức ăn tươi, máng đựng nước, cành cây,…
Khi chim huýt cô sinh ra, chúng được chim mẹ che chở rất kỹ càng. Chính vì thế nếu bạn nuôi chim từ lúc còn non, bạn cần phải trang bị thêm đèn sưởi ấm cho chúng. Chú ý không nên đặt lồng chim ở những nơi có nhiều người qua lại, sẽ làm cho chim hoảng sợ.
Lựa chọn giống chim
Việc lựa chọn giống chim huýt cô rất quan trọng, nó quyết định lớn đến cách nuôi chim huýt cô hiệu quả. Bạn có thể mua chim tại các trại giống, cửa hàng hoặc cá nhân bán, nên lựa chọn những nơi uy tín. Khi mua phải chú ý đến thể trạng, hình thể và nguồn gốc chim.
Điều này sẽ giúp chim nhỏ sau này lớn lên không mang tiềm ẩn bệnh, phát triển khỏe mạnh. Chim được thuần chủng hài hòa với con người, có trạng thái tâm lý vui vẻ hơn. Chim tự nhiên mới bắt về sẽ khó khăn trong thời gian đầu. Đặc biệt nếu chúng nhạy cảm có thể bay lung tung gây rụng lông và bỏ ăn.
Cách nuôi chim huýt cô khỏe mạnh
Để sở hữu những chú chim huýt cô khỏe mạnh, bạn cần biết cách chăm sóc chúng tốt. Điều quan trọng nhất là nắm được chim huýt cô ăn gì.
Thức ăn cho chim huýt cô
Ngoài tự nhiên, thức ăn của chim huýt cô là các loại côn trùng, sâu bọ trên cây. Khi nhốt trong lồng, bên cạnh các loại thức ăn trên bạn cần cung cấp cho chim cám chuyên dụng. Tuy nhiên cám là thức ăn không tốt cho sự phát triển của chim ngon. Thời điểm chim con nhỏ, bạn cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn tươi. Khi chim huýt cô được khoảng 2 tháng tuổi, khi đó mới bắt đầu cho ăn cám.
Khi chim trưởng thành, bạn hãy trộn cám với cào cào cùng sâu rồi cho chúng ăn. Đối với những con chim vừa nuôi. Bạn chỉ nên trộn 1/2 cám với 1.2 sâu để cho chúng ăn. Theo thời gian nuôi bạn hãy tăng dần số lượng cám và giảm số lượng sâu. Đến khi chim quen dần với hai loại thức ăn hãy bỏ sâu và cám thành hai cóng riêng.
Phòng bệnh cho chim huýt cô
Người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng bệnh để chim có thể phát triển khỏe mạnh, cụ thể như sau:
- Bệnh ký sinh trùng: Với bộ lông rậm rạp sẽ là nơi ẩn nấp của nhiều loại ký sinh trùng. Chúng có thể khiến chim mắc các bệnh viêm nhiễm, chậm phát triển. Do đó khi nuôi chim, bạn cần thường xuyên tắm rửa cho chúng.
- Bệnh đường ruột: Khi chim huýt cô mắc các bệnh về dạ dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Không chỉ làm chúng suy dinh dưỡng, gầy gò mà còn tỏa ra mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn thức ăn không đảm bảo và máng ăn không được vệ sinh.
- Viêm tuyến nhờn: Bệnh này xuất hiện khi tuyến nhờn ở dưới phần đuôi bị sưng. Lúc này chim sẽ thấy mệt mỏi, bỏ ăn. Bạn có thể khử trùng cho chim bằng cách sử dụng cồn i-ốt. Bên cạnh đó phải bổ sung đủ dinh dưỡng cho chim.
Trên đây là bài viết về cách nuôi chim huýt cô mà thucanh đã chia sẻ. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc chim huýt cô khỏe mạnh và đẹp nhất. Chúc bạn thành công khi nuôi chim cảnh, hẹn gặp lại bạn ở bài viết tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm:
Chim manh manh là chim gì? Kỹ thuật nuôi và chăm sóc đúng cách
Chim vành khuyên là gì? Đặc điểm và cách chăm sóc phù hợp