Cách nuôi chim Khách đơn giản, thành công ngay lần đầu tiên

Chim Khách từ lâu đã được nuôi dưỡng như một loài chim phong thủy. Bởi quan niệm của người xưa thì loài chim này mang đến tin vui, sự may mắn cho gia chủ. Bài viết sau đây thucanh sẽ bật mí cho bạn cách nuôi chim Khách đơn giản, thành công ngay lần đầu tiên. Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Tìm hiểu về chim Khách

Chim Khách hay còn được gọi là chim Yến Nhung, chim Khách Đuôi Cờ, chúng có tên khoa học là Crypsirina temia. Đây là một loài chim khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Và để giúp bạn hiểu rõ hơn loài chim này, hãy cùng tìm hiểu về các đặc điểm ngoại hình và tập chính của chúng nhé!

Ngoại hình của chim Khách

Chim Khách là một loài chim đẹp với màu sắc chủ đạo là màu đen bóng nổi bật. Kèm theo đó là một chiếc đuôi dài hình chạc bắt mắt. Khi trưởng thành chiều dài cơ thể của chim Khách có thể đạt từ 15-22cm. Đầu chim hơi dẹp và nhỏ, có lông đầu màu đen bóng. Mỏ dài khoảng 2-3cm, mỏ trên to, nhọn và có màu đen. Mắt to tròn, tròng màu đen và có viền màu trắng. Chân nhỏ, thon, dài khoảng 3-4cm, có màu đen.

Tim-hieu-ve-chim-khach-thucanh

Tập tính của chim

Ngoài tự nhiên, chim Khách thường sống theo bầy đàn với số lượng vài con. Loài chim này ô cùng thông minh. Chúng có thể xác định được hướng gió chính xác để xây tổ. Chim không có giọng hót nổi bật như loài chim khác mà chúng thường phát ra âm thanh “khách khách”.

Chim Khách được tìm thấy ở vùng Nam Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan, Bali, Trung Quốc, Việt Nam,.. Môi trường sống ưa thích của chim là ở khu vườn nhiều cây cối, rừng tre, rừng trúc hoặc những cánh rừng tràm gần làng mạc.

Cách nuôi chim Khách đơn giản

Hiện nay chim Khách chưa được nuôi cảnh phổ biến. Bởi loài chim này không có giọng hót quá nổi bật và cuốn hút. Tuy nhiên bạn có thể thử sức nuôi loài chim này nếu thực sự yêu thích. Bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm nuôi chim Khách mà chúng tôi đã tổng hợp sau đây.

Chọn chim

Khi chọn chim Khách bạn nên chọn những chú chim khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông mượt mà và không bị dị tật để quá trình nuôi hiệu quả nhất. Dựa vào thời gian và kinh nghiệm nuôi mà bạn có thể chọn nuôi chim non hoặc chim trưởng thành. Chim non sẽ tốn nhiều thời gian để chăm sóc nhưng lại dễ thuần hơn so với chim trưởng thành.

Cach-nuoi-chim-khach-don-gian-thucanh

Lồng nuôi chim Khách

Chim Khách khi trưởng thành có chiều dài lên đến 22cm và lông đuôi. Vì vậy mà bạn cần chọn lồng nuôi có đường kính tối thiểu là 40cm, cao 60cm để chim có đủ không gian bay nhảy nhé. Trong lồng cần chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống, que đậu, cây ghim trái cây, máng chắn phân.

Cach-nuoi-chim-khach-don-gian-1-thucanh

Thức ăn cho chim

Thức ăn của chim Khách ngoài tự nhiên là các loại sâu bọ, côn trùng như cào cào, châu chấu, nhện, mối, bướm, muỗi,… Ngoài ra chúng cũng có khả năng ăn thêm các loại hoa quả chín và các loại hạt nhỏ. Trong môi trường nuôi nhốt thì thức ăn chính của chúng là các loại cám chim chuyên dụng. Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung thêm côn trùng và hoa quả chín để giúp chim phát triển hiệu quả.

Cach-nuoi-chim-khach-don-gian-2-thucanh

Chăm sóc và phòng bệnh

Ngoài việc cung cấp thức ăn đầy đủ cho chim thì bạn cần vệ sinh lồng nuôi thường xuyên. Mỗi tuần cho chim tắm mát từ 2-3 lần mà tắm nắng mỗi ngày. Để phòng bệnh cho chim Khách thì bạn cần tránh treo lồng chim ở nơi nắng nóng, gió lùa trực tiếp. Hãy giữ ấm cho chim vào mùa đông bằng cách mặc áo trùm lồng. Ngoài ra bạn cũng cần quan sát chim hằng ngày để kịp thời phát hiện những bất thường để có giải pháp xử lý hiệu quả.

Bài viết trên thucanh đã chia sẻ đến bạn cách nuôi chim Khách đơn giản, khỏe mạnh. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loài chim này. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!

Xem thêm:
Cách nuôi chim Đỗ Quyên
Cách nuôi vẹt Green Check

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan