Bên cạnh chăn nuôi gà, vịt thì mô hình nuôi chim le le đang được nhiều người lựa chọn. Để nuôi le le thành công, bạn cần phải nghiên cứu kỹ về đặc tính sinh trưởng cũng như các kỹ thuật nuôi của loài chim này. Trong bài viết hôm nay, thucanh sẽ giới thiệu đến bạn cách nuôi chim le le hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao. Cùng theo dõi bài viết này nhé!
Đặc điểm sinh học của chim le le
Chim le le là loài chim hoang dã, có đặc điểm giống như vịt trời. Loài chim này có chiếc mỏ dài, màu xám, đầu và chân cũng dài. Lông trên đầu, cổ và vụng có màu vàng sẫm, riêng trên đầu lông có màu sẫm hơn. Lông phần lưng và hai cánh có màu sẫm, với các mảng màu nâu hạt dẻ trên cánh và phần nuôi.
Tiếng kêu của chúng khơi khò khè và thường phát ra âm thanh khi bay. Chim le le có tập tính sống theo bầy đàn, ăn đa dạng các loại thức ăn. Môi trường sống của chúng chủ yếu là các hồ nước ngọt, nơi có nhiều cây cối. Đôi khi chúng cũng tạm cư trú ở ngoài biển nhưng không phải ở khu vực nhiều sóng.
Cách nuôi chim le le hiệu quả
Trước đây các hộ nông dân đã quen thuộc với nghề chăn nuôi gà, vịt, ngỗng,… Hiện nay chim le le cũng là loài rất dễ nuôi. Cách nuôi cũng tương tự như gà vịt mà lại rất ít dịch bệnh. Tuy nhiên chim le le là vật nuôi khá mới bởi nó là loài hoang dã chưa được thuần hóa với môi trường chăn nuôi.
Chính vì vậy, khi nuôi le le bạn cần phải đảm bảo các yếu tố về chuồng trại, chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt nhất là nơi nuôi phải tương tự với môi trường tự nhiên nơi chúng từng sống thì mới có thể sinh trưởng tốt.
Chuẩn bị chuồng nuôi
Đặc điểm của chim le le là vừa có thể bay vừa có thể bơi lội giỏi. Do vậy khi làm chuồng cần đảm bảo xung quanh chuồng nuôi phải xây tường và lưới bao quanh với chiều cao tối thiểu 1,5m. Tránh việc chim bay ra ngoài hoặc bị chuột, mèo vào ăn thịt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cắt bớt lông cánh của chim để chúng không thể bay cao.
Do môi trường sống tự nhiên của chim là các hồ nước ngọt nên chuồng nuôi phải có ao, hồ. Nếu không có ao, bà con có thể xây dựng những bể nước xung quanh chuồng để le le bơi lội. Dưới mặt ao, hồ hoặc bể nước nên thả lục bình để le le có thể trú ẩn. Xung quanh chuồng nên trồng một số bụi cây để tạo môi trường hoang dã cho chim đẻ trứng.
Chế độ dinh dưỡng cho chim
Thức ăn cho le le tốt nhất là thóc, rong rêu, lục bình, ngô nghiền. Bạn cũng có thể bổ sung thêm tôm, tép , cá nhỏ với số lượng ít. Nên cho le le ăn 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều với lượng thức ăn vừa đủ. Nếu bạn nuôi theo hình thức sinh sản thì phải bổ sung vitamin, khoáng, premix thì le le mới đẻ được.
Nuôi chim le le sinh sản
Trong môi trường tự nhiên, le le thường đẻ vào mùa mưa khoảng tháng 7-8. Một con chim le le mái đẻ 6-7 lứa/ năm và mỗi lứa đẻ 10-15 quả trứng. Đến mùa sinh sản, bạn nên chọn cặp trống và cặp mái trưởng thành để nhốt riêng. Chim le le có thể tự làm tổ. Tuy nhiên bạn nên làm sẵn ổ trong chuồng nuôi bằng rơm rạ hoặc cỏ khô để tránh trứng bị vỡ.
Sau khi làm ổ trong thì tuyệt đối không được sờ tay vào trứng hoặc dời ổ vì khi chúng phát hiện có hơi người sẽ bỏ ổ trứng. Nơi le le mẹ ấp trứng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng đãng, nhiều cỏ dại, gần nguồn nước sạch. Le le ấp trứng cũng tương tự gà, vịt. Trứng le le sau 27 ngày ấp sẽ nở con. Sau khi nở vài ngày, le le con sẽ theo mẹ đi kiếm ăn.
Vừa rồi là cách nuôi chim le le hiệu quả mà thucanh đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình chăn nuôi này. Chúc bạn thành công khi nuôi le le và gặt hái được nhiều thành quả xứng đáng nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi chim Sơn Ca non đơn giản, ai cũng nuôi được
Cách nuôi chim huýt cô làm cảnh khỏe mạnh, dễ chưa từng thấy