Cách nuôi còng trong bể cá cảnh cực đơn giản, nên thử một lần

Banner-backlink-danaseo

Bên cạnh nuôi các loài cá cảnh thì hiện nay người chơi cá cảnh cũng có sở thích nuôi thêm các loài sinh vật khác. Trong số đó còng là loài sinh vật được nuôi phổ biến nhất. Hãy cùng thucanh tìm hiểu cách nuôi còng gió trong bể cá cảnh cực đơn giản trong bài viết sau đây nhé!

Con còng là con gì?

Con còng còn có tên tiếng Anh là Fiddler Crab, thuộc nhóm động vật xác lớn. Chúng có khoảng 100 loài thuộc chi Uca và tìm được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng tập trung sống ở rừng ngập mặn, đầm lầy muối, bãi cát hoặc bùn.

Ngoại hình của còng

Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy con còng chính là càng của chúng. Con đực sẽ có một cái càng chính và một càng nhỏ, chúng được dùng như một công cụ sinh tồn. Đối với con cái thì chúng chỉ có hai cái càng nhỏ. Ngoài ra đằng sau hai càng lớn là bốn đôi chân được dùng để di chuyển.

Con-cong-la-con-gi-thucanh

Toàn bộ thân còng được trang bị một lớp phủ cứng để bảo vệ khỏi tấn công bên ngoài. Phía trước của con còng và một đôi mắt và một cặp râu. Các sợi râu này được dùng để thu thập tình hình xung quanh. Hầu hết còng đều có kích thước nhỏ, chỉ từ 5-7cm. Con cái sẽ thường nhỏ hơn và có hai càng nhỏ hơn con đực.

Điều kiện sống

Con còng thường sống ở bờ biển với môi trường sống dễ thay đổi. Môi trường tự nhiên thích hợp của còng bao gồm cát và nhiều đá để chúng trú ẩn. Đôi khi chúng có thể xuất hiện tại nơi có cỏ và thực vật. Con còng còn có thể thay đổi màu sắc để giao tiếp với các con còng khác cũng như để phù hợp với sự thay đổi của môi trường.

Cách nuôi còng hiệu quả

Cách nuôi còng khá đơn giản, bạn không cần chuẩn bị quá nhiều kỹ năng. Nếu bạn đang có dự định nuôi còng trong bể cá cảnh của mình, vậy thì hãy tham khảo một số kinh nghiệm nuôi hữu ích mà thucanh sắp chia sẻ sau đây.

Chuẩn bị bể nuôi

Để tạo một bể nuôi còng rất đơn giản. Bạn hãy chuẩn bị một bể cá có kích thước tối thiểu là 38l. Tiếp đến hãy chuẩn bị một lớp đất nền bằng cát mềm dọc dưới đáy bể. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng đá để làm nơi trú ấn cho chúng. Bạn không nên đổ đầy nước vào bể. Vì bạn cần tạo thêm không khí trên cạn cho còng.

Cach-nuoi-cong-hieu-qua-thucanh

Do đó, bạn hãy đổ nước khoảng 1/2 bể. Sau đó tạo độ dốc cho cát lên phía trên bể để còng có thể bò lên trên cạn. Nước trong bể phải có độ mặn từ 1,01 đến 1,08 và độ pH từ 8,0 – 8,3. Vì còng cần oxy tự nhiên cao nên bạn cần chuẩn bị máy lọc nước để sục khí trong bể.

Thức ăn của con còng

Trong môi trường tự nhiên, càng của chúng thường được dùng để đưa cát vào miệng. Sau đó chúng sẽ lọc cát và ăn tảo và nấm trong đó. Phần còn lại sẽ được lắng đọng và nằm ở những túi bóng nhỏ trong cơ thể. Trong điều kiện nuôi, chúng có thể ăn bất kỳ loại thức ăn nào.

Cach-nuoi-cong-hieu-qua-1-thucanh

Bạn có thể cho chúng ăn thịt đông lạnh hoặc tôm để cung cấp dinh dưỡng cho chúng. Ngoài ra cũng có thể cho chúng ăn các loại rong biển, bi xanh hoặc rau diếp. Mỗi ngày nên cho còng ăn một lần với hỗn hợp thức ăn vừa đủ. Tránh để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường sống của còng.

Chăm sóc còng

Hầu hết các bệnh của còng đều xuất phát từ việc môi trường nước không đảm bảo. Vì thế bạn cần giữ cho bể nước luôn sạch sẽ. Ngoài ra hãy cho còng ăn một chế độ ăn phù hợp, cung cấp đầy đủ dưỡng chất để có thể bảo vệ và ngăn ngừa bệnh cho chúng. Còng sẽ lột xác sau 8 tuần, khi lột xác lớp vỏ mới của chúng rất dễ bị tổn thương. Do đó bạn nên theo dõi chặt chẽ cho đến khi lớp vỏ mới của chúng cứng lại.

Vậy là thucanh đã chia sẻ đến bạn cách nuôi còng trong bể cá cực đơn giản. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về con còng cũng như kỹ thuật nuôi chúng. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!

Xem thêm:
Cách nuôi rắn ri voi
Cách nuôi chim Chi Chi

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan