Cách nuôi cua dừa hiệu quả, mang lại thu nhập cực khủng

Mô hình nuôi cua dừa đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Loài cua này có giá thành cao từ 6-7 triệu đồng/kg nên thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, để nuôi giống cua này, mọi người cần phải trang bị đầy đủ kiến thức cùng kỹ thuật. Sau đây thucanh sẽ giới thiệu về cách nuôi cua dừa hiệu quả để giúp mọi người có kiến thức trước khi nuôi. Cùng theo dõi bài viết nhé!

Cua dừa là cua gì?

Cua dừa là giống cua lớn có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đây là loài động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới. Kích thước của chúng chỉ tính riêng thân thôi đã khoảng 30cm. Mỗi chân dài khoảng 50cm và nặng 4kg. Cua dừa là giống cua khổng lồ, có thể chế biến thành các món ăn ngon bổ dưỡng. Chính vì thế mà giá thành của chúng cũng rất đắt.

Cua-dua-la-cua-gi-thucanh

Ở nước ta mô hình nuôi cua dừa chưa phổ biến lắm. Sở dĩ chúng được gọi là cua dừa thì những con cua này thường trèo lên ngọn cây dừa và tách vỏ dừa ra ăn phần lõi phía trong. Thức ăn chủ yếu của cua dừa là các loại trái cây, hạt và phần lõi non của một số loài cây.

Xem thêm:  Cách nuôi cua đồng đúng kỹ thuật, an toàn, năng suất cao

Chuẩn bị bể nuôi cua dừa

Khi nuôi cua dừa bạn cần xây dựng bể nuôi to rộng. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị các vật liệu làm nền, đồ trang trí để tạo môi trường sống cho cua dừa. Bể nuôi cua dừa nên xây bằng gạch sau đó tráng xi măng. Kích thước bể tùy thuộc vào số lượng cua bạn nuôi. Thông thường người ta sẽ nuôi khoảng 3 con, kích thước bể dài 3m, rộng 2m và cao 1m.

Chuan-bi-be-nuoi-cua-dua1-thucanh

Bể nuôi nên lát gạch đá hoa hoặc gạch đỏ để tránh cua đục lỗ chui ra ngoài. Thành bể nên tráng xi măng láng mịn để cua không bò ra ngoài. Phần nền chuồng nên làm chất độn bằng cát hoặc đất. Lớp chất độn nên dày tối thiểu khoảng 30cm để đảm bảo cho cua sinh hoạt một cách thoải mái.

Trong bể nên đặt cây gỗ, các viên đá và tảng đá to để cua trú ẩn. Ngoài ra trong bể nên làm máng đựng nước to quanh bể, làm thành 2 hố chứa nước, 1 chứa nước mặn, 1 chứa nước ngọt. Ngoài ra bạn nên chuẩn bị một tấm kính có các lỗ nhỏ để thoát khí. Tấm kính này có thể được làm bằng nhựa mica nhưng phải đảm bảo đủ to để cua không bò ra ngoài.

Cách nuôi cua dừa hiệu quả

Khi nuôi cua dừa, bạn cần chú ý đến thức ăn cho cua và chăm sóc cua đúng cách trong thời kỳ lột xác. Cụ thể thực hiện cách nuôi cua dừa như sau:

Xem thêm:  Cách nuôi tôm càng xanh thương phẩm đem lại lợi nhuận cao

Thức ăn cho cua dừa

Cua dừa là giống ăn tạp nên có thể ăn nhiều loại thức ăn từ rau củ, hoa quả, dừa đến thịt. Bạn có thể cho chúng ăn các loại rau củ, hoa quả, nếu có thể hãy cho chúng ăn dừa. Ngoài ra bạn cũng có thể cho cua ăn các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà,… Không nên có cua dừa ăn các loại thức ăn công nghiệp. Vì hiện nay vẫn chưa có loại thức ăn dành riêng cho cua dừa.

Thuc-an-cho-cua-dua-thucanh

Bạn hãy cho cua ăn hai lần vào sáng và chiều tối. Lượng thức ăn hãy tùy chỉnh theo số lượng cua. Mỗi lần cho ăn hãy quan sát để xem lượng thức ăn còn thừa rồi điều chỉnh về sau. Khi cho cua dừa ăn, bạn không cần chế biến quá nhiều. Hoa quả hay rau củ cũng không cần cắt mà hãy bỏ trực tiếp vào khay ăn của cua.

Chăm sóc khi cua lột xác

Cua dừa lớn hơn sẽ tự lột xác nên bạn có thể bố trí các loại mai mực to nhỏ trong bể để cua lột xác. Khi thấy cua đang lột xác thì hãy bổ sung thêm lượng thức ăn sống như tôm nhỏ để bổ sung canxi. Quá trình lột xác của cua diễn ra nhiều lần, bạn nên để chúng lột xác tự nhiên. Không nên can thiệp vào vì giai đoạn lột xác chúng rất yếu ớt.

Cham-soc-khi-cua-lot-xac-thucanh

Chú ý khác khi nuôi cua dừa

Như đã nói ở phần xây bể thì bạn cần chuẩn bị hai hố nước là nước ngọt và nước mặn. Hố nước phải to và đảm bảo sâu để khi cua chui xuống sẽ chìm hẳn, ngập cả vỏ. Nhưng cũng phải đảm bảo độ dốc hợp lý để cua bò lên dễ dàng. Bạn chỉ nên nuôi 1 bể 3 con theo kích thước chuẩn. Khi nuôi nên chọn giống có kích thước đồng đều, tránh tình trạng con to con nhỏ gây xung đột.

Xem thêm:  Cách nuôi cá chình trong ao đất cho năng suất cao, lãi đậm

Chu-y-khac-khi-nuoi-cua-dua-thucanh

Độ ẩm trong bể cần phải duy trì ở khoảng 70% nếu không cua sẽ kém phát triển và có nguy cơ chết. Cua dừa thường đào hang và rúc mình xuống đất cá, chỉ chui lên để kiếm ăn. Chính vì thế khi thấy chúng rúc xuống cát thì không nên tác động vào cua.

Thu hoạch cua

Khi cua đạt khoảng 3-4kg có thể thu hoạch. Sau khi bán bạn hãy tiến hành vệ sinh bể nuôi. Dọn dẹp các lớp đất cát và vệ sinh, lau rửa và thay các đồ trang trí để chuẩn bị nuôi lứa kế tiếp. Khi thu hoạch nên buộc cua cẩn thận để tránh cua thoát ra ngoài. Cua dừa rất khỏe, càng sắc nhọn nên khi bắt cua cần có dụng cụ chuyên dụng và cẩn thận, tránh để bị thương.

Thu-hoach-cua-thucanh

Trên đây là cách nuôi cua dừa hiệu quả mà thucanh vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn thêm kiến thức để nuôi cua một cách hiệu quả. Chúc bạn sẽ thành công với mô hình chăn nuôi này và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết kế tiếp.

Có thể bạn quan tâm: 
Cách nuôi tép loạn màu khỏe mạnh, không tốn công sức
Cách nuôi tôm Crayfish đơn giản cho người mới bắt đầu

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan