Mô hình nuôi dế mèn Thái mang đến nhiều lợi ích về kinh tế cho người nuôi. Việc nuôi dế không quá khó, tuy nhiên bạn nên nắm được các kỹ thuật cơ bản để mang lại năng suất cao và khai thác tốt. Hãy cùng thucanh khám phá cách nuôi dế mèn Thái hiệu quả, thành công cho người mới trong bài viết sau nhé!
Tìm hiểu về dế mèn Thái
Dế mèn là một loại côn trùng có họ hàng với châu chấu. Chúng có thân dài và râu dài. Chiều dài trung bình cơ thể khoảng 2-3cm. Mỗi lần để trứng tuổi thọ của dế mèn cũng giảm dần. Trong tự nhiên thì dế sinh trưởng và phát triển quanh năm. Dế mèn Thái có bản tính hung hãn nhưng chúng lại sống theo bầy đàn. Môi trường sống không quá phức tạp, có thể ở trong hang hay đám cỏ khô.
Dế mèn Thái thường được nuôi để làm thức ăn cho các cơ sở nuôi chim, gia súc, gia cầm, cá cảnh hay làm mồi câu cho ngư dân. Ngày càng, dế được nông dân nuôi để bán và chế biến thành một số món ăn đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi.
Cách nuôi dế mèn Thái hiệu quả
Để nuôi dế mèn Thái năng suất cao, người nuôi cần nắm bắt được các kỹ thuật nuôi dế, cụ thể như sau:
Chuồng nuôi dế
Dế mèn rất dễ nuôi, không kén chỗ ở nên việc làm chuồng nuôi cho dế khá đơn giản. Bạn có thể chuẩn bị xô, chậu, thùng giấy, thùng xốp có nắp đậy để làm chuồng cho dế. Nếu chăn nuôi với quy mô lớn, bạn cần chuẩn bị chuồng chắc chắn hơn, tiện cho việc chăm sóc và khai thác. Khi làm chuồng bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Vệ sinh dễ dàng: Sau mỗi lần thu hoạch bạn cần vệ sinh chuồng trại, loại bỏ thức ăn thừa, phân, xác dế,…
- Có nắp đậy: Ngăn thằn lằn, chuột vào tấn công dế mèn.
- Kích thước hợp lý: Dễ dàng cho việc chăm sóc và thu hoạch dế.
- Thông thoáng: Nuôi với số lượng lớn chuồng nuôi phải thông thoáng để tránh bị ngợp
Ngoài ra bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như khay đựng trứng dế, cỏ rơm để làm lót nền cho chuồng nuôi.
Chọn giống dế
Dế mèn Thái là giống dế dễ nuôi, sức đề kháng tốt, ăn mạnh, sinh sản nhanh. Hiện nay có hai loại dế Thái giống, bạn có thể chọn mua trứng để làm giống hoặc chọn dế sinh sản làm giống. Việc mua ổ trứng để làm giống sẽ dễ kiểm soát được chất lượng hơn.
Thức ăn cho dế mèn Thái
Thức ăn cho dế mèn Thái rất phong phú, chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong từng giai đoạn, thức ăn cho dế mèn Thái cũng có thay đổi. Sau đây là một số thức ăn phù hợp cho dế Thái:
- Đối với dế mới nở: bí đỏ, mía, bắp ngô. Tuyệt đối không cho ăn cám.
- Sau 10 ngày tuổi: Cho dế ăn cám tổng hợp, mía, lá khoai mì, lá chùm ngây.
Ngoài ra bạn nên bổ trợ những loại cám xay nhỏ cho dế mèn và cung cấp nước uống sạch cho chúng. Dùng bình nước nhỏ xịt vào chuồng để giảm nhiệt độ trong những ngày hanh khô.
Phòng bệnh cho dế mèn Thái
Để nuôi dế mèn Thái thành công thì việc chăm sóc và phòng bệnh rất quan trọng. Bạn cần nắm kỹ thuật phòng bệnh cho dế để kiểm soát được hiệu quả trong quá trình nuôi. Sau đây là một số lưu ý khi nuôi dế mèn Thái:
- Vệ sinh chuồng nuôi sau khai thác, làm sạch phân dưới đáy chuồng
- Vỉ trứng dế nên mua mới và nên phơi nắng sau khi nuôi một đợt
- Không nên để thức ăn rơi xuống đáy chuồng, thức ăn sẽ bị ôi thiêu gây nấm mốc
- Cung cấp thức ăn đa dạng cho dế
- Thường xuyên rửa sạch khay thức ăn
- Thay chuồng nếu phát hiện dịch bệnh, dế chết bất thường
Thu hoạch dế
Sau khi nuôi dế khoảng 40 – 50 ngày thì bạn có thể thu hoạch. Trong trường hợp nuôi dế thịt, hãy sử dụng thay nhựa lớn, lấy vỉ dễ vẫy vào thau để thu hoạch dế. Đối với thu hoạch trứng dế, sử dụng khay trà cao khoảng 1-2 lóng tay, để xơ dừa vào đầy khay rồi lót một vỉ sát để tránh chui vào xơ dừa, tưới nước ấm. Sau khoảng 2-3 ngày có thể thu hoạch khay trứng dế
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi dế mèn Thái hiệu quả, thành công cho người mới. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm:
Cách nuôi vẹt đầu xám
Cách nuôi tôm sú