Cách nuôi dúi khỏe mạnh, chuẩn chỉnh cho người mới bắt đầu

Dúi là đặc sản núi rừng có chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng với giá bán lên đến vài trăm nghìn một ký. Dúi thường ít bệnh vặt, sinh trưởng tốt. Tuy nhiên người nuôi cần phải biết kỹ thuật đúng đắn để chúng có thể phát triển khỏe mạnh. Bài viết sau đây thucanh sẽ chia sẻ đến bạn cách nuôi dúi cơ bản cho người mới bắt đầu. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Cách chọn giống dúi chất lượng

Với những người mới bắt đầu thì nên lựa chọn dúi nhỏ để nuôi. Bởi dúi nhỏ sẽ dễ thích nghi với điều kiện thời tiết, thuận tiện hơn để chăm sóc. Ngoài ra còn giảm thiểu được những rủi ro không đáng có. Bạn nên chọn những địa chỉ mua uy tín, có giấy chứng nhận kiểm lâm đầy đủ. Công giống phải khỏe mạnh, lông mượt, ăn khỏe, chạy nhảy khỏe trong chuồng và không bị dị tật.

cach-chon-giong-dui-chat-luong-thucanh

Ngoài ra để chọn được giống đực và cái, bạn hãy quan sát bộ phận sinh dục của nó:

  • Dúi đực sẽ có hai tinh hoàn tương tự như tinh hoàn của chó, không có vú
  • Dúi cái sẽ có hai hàng vú ở hai bên sườn giống như lợn

Đặc biệt dúi đực phải có kích thước tương đương hoặc to hơn dúi cái.

Thiết kế chuồng nuôi dúi

Một số yêu cầu cơ bản, cần thiết về chuồng trại để có thể nuôi dúi một cách tốt nhất như sau:

  • Chuồng nuôi dúi phải kiên cố, hạn chế ánh sáng chiếu trong ngày vì chúng không thích ánh sáng và hoạt động chủ yếu về đêm.
  • Chuồng phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát
  • Thiết kế chuồng nuôi cần chọn nơi yên tĩnh, không bị tác động bởi các loại vật khác
  • Nền chuồng láng xi măng thuận tiện cho việc vệ sinh.
  • Mái chuồng nên lợp bằng lá để mát hơn
  • Xung quanh chuồng nên quay lưới thép B40 để bảo vệ dúi, tránh trộm cắp

thiet-ke-chuong-nuoi-dui-thucanh

Đến mùa sinh sản, người nuôi nên chia chuồng thành từng ô khoảng 50cm chiều ngang, 80cm chiều dài và 70cm chiều cao cho một con dúi. Chuồng nuôi phải có nắp đậy, bên trong chuồng có ống cống, số ống tương ứng với số dúi.

Thức ăn và khẩu phần ăn khi nuôi dúi

Loại thức ăn chủ yếu của dúi

Dúi là loại động vật gặm nhấm, có thể ăn được nhiều loại thức ăn. Nhưng phần lớn sẽ là rễ, củ của các loại cây họ tre, trúc, mía, cỏ voi, củ quả của các loại cây ngũ cốc, khoai, sắn. Chúng cũng có thể ăn một số loại rau xanh như rau muống, rau cần, cây bụi.

thuc-an-va-khau-phan-an-khi-nuoi-dui-thucanh

Ngoài ra người nuôi còn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn động vật như côn trùng, giun đất và thức ăn bổ sung chất khoáng. Tuy nhiên bạn nên điều chỉnh lượng thức ăn mềm ít hơn vì theo nghiên cứu nó sẽ khiến dúi bị tiêu chảy.

Khẩu phần ăn

Khẩu phần ăn của dúi sẽ được phân chia theo giai đoạn sinh trưởng và loại mô hình chăn nuôi mà hộ gia đình hướng tới. Cụ thể bạn hãy phân chia khẩu phần thức ăn cho dúi với ba nhóm thức ăn chính là măng tre, cây họ mía, ngô/khoai/sắn.

  • Từ 2-3 tháng tuổi: Rau củ quả 100g, thức ăn hỗn hợp 10g, hạt ngũ cốc 10g
  • Giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi: Rau củ quả 100-250g, thức ăn hỗn hợp 15g, hạt ngũ cốc 10g
  • Giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi: Rau củ quả 250-350g, thức ăn hỗn hợp 30g, hạt ngũ cốc 30g

Nếu thức ăn chúng bỏ thừa trên 12 tiếng thì lần sau nên giảm bớt lượng thức ăn. Đồng thời cũng nên bỏ những đồ ăn thừa để bảo vệ sức khỏe cho dúi. Nếu cho dúi ăn thức ăn có nhiều nước như củ quả tươi thì không cần cho chúng uống thêm nước hoạt sẽ uống rất ít nước.

Phòng bệnh và điều trị một số bệnh thường mắc phải ở dúi

Dúi có sức đề kháng tốt nên sẽ ít bệnh vặt. Tuy nhiên trong quá trình nuôi bạn cần phải chú ý một số biện pháp phòng bệnh như:

phong-benh-va-dieu-tri-mot-so-benh-thuong-mac-phai-o-dui-thucanh

  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, nước tiểu để tránh bệnh ghẻ lở
  • Chuồng nuôi phải thông thoáng, không quá nóng hoặc quá lạnh, ẩm ướt
  • Nguồn thức ăn phải đảm bảo, không chứa chất độc hại. Thức ăn tươi mới, bảo quản tốt

Các bệnh thường gặp ở dúi như bệnh tiêu chảy, bệnh về mắt, bệnh ký sinh ngoài da. Nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn thực phẩm và môi trường vệ sinh xung quanh. Trong trường hợp dúi bị tiêu chảy, hãy pha thuốc Sulfatrim, Ganidan vào nước cho chúng uống hoặc bơm trực tiếp vào miệng chúng.

Đối với bệnh về mắt thì người nuôi có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol 1% để nhỏ cho dúi bị bệnh, hai lần/ngày để khỏi hẳn. Còn với bệnh ký sinh ngoài da, hãy vệ sinh chuồng trại kỹ càng.

Trên đây là bài viết thucanh.vn đã chia sẻ về cách nuôi dúi khỏe mạnh, cơ bản cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích trong công cuộc chăn nuôi của mình. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ những bài viết về kỹ thuật chăn nuôi nhé!

Xem thêm:
Các địa chỉ mua dúi thịt ở Hồ Chí Minh
Lợn cảnh mini có dễ nuôi không?
Thằn lằn lưỡi xanh là con gì?

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan