Cách nuôi lươn không bùn đạt hiệu quả cao, thu hoạch quanh năm

Hiện nay nước ta đang áp dụng nhiều hình thức nuôi lươn thương phẩm mang hiệu quả cao như nuôi lươn trong bể, nuôi trong ao đất,… Bài viết sau đây thucanh sẽ giới thiệu đến bạn cách nuôi lươn không bùn đạt hiệu quả cao, thu hoạch quanh năm. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Thiết kế chuồng nuôi lươn không bùn

Xây dựng diện tích bể nuôi từ 4-6m2 hoặc 10-20m2. Độ cao thành bể từ 0.8m đến 1m. Mức nước 30-40cm, trên mặt nước thả bèo tây hoặc lục bình khoảng 1/3 diện tích để tạo bóng mát cho lươn. Trên mặt bể, treo dây nilon thành từng chùm để lươn trú ẩn.

Bể nuôi lươn nên thiết kế ống cấp nước và thoát nước để dễ dàng thay nước. Hệ thống ống cấp/thoát nên làm đối diện nhau. Đặc biệt bể phải trơn láng, đáy bể thiết kế nghiêng về chỗ thoát nước. Lươn là loài không ưa ánh sáng nên bể nuôi cần có mái che.

thiet-ke-chuong-nuoi-luon-khong-bun-thucanh

Lươn thích chui rúc, ưa tối nên phải có hệ thống giá thể để lươn trú ẩn. Giá thể làm bằng dây nilon, chà (cây bắp, cỏ, cây đậu xanh được phơi khô,…) hoặc bằng các phên tre, ống nhựa,… Lớp giá có thể cao 20-30cm, mực nước trong bể cao bằng lớp giá thể.

Chuẩn bị bể nuôi lươn không bùn

Sau khi tìm hiểu về thiết kế chuồng nuôi, cùng theo dõi cách nuôi lươn không bùn chuẩn chỉnh sau:

  • Trường hợp bể mới xây cần đưa nước vào rửa và kiểm tra thật kỹ độ pH của nước. Đối với bể xây xi măng cần phải rửa thật sạch. Đồng thời khử hết mùi xi măng của bể.
  • Trường hợp đã có bể sẵn thì hãy tiến hành tháo cạn nước, rửa sạch bể

chuan-bi-be-nuoi-luon-khong-bun-thucanh

  • Sau đó tạc đều vôi bột ở thành và đáy bể (1kg vôi bột và 10 lít nước) hoặc chlorine 10 ppm (1 gam trong 1m3 nước) để diệt mầm bệnh và điều chỉnh độ pH.
  • Khi hoàn thành công đoạn vệ sinh, hãy phơi nắng 1-2 ngày, đưa nước vào đầy bể và ngâm 4-5 tiếng. Sau đó tháo cạn nước, tiến hành bơm nước mới rồi mới thả giống.
  • Nhiệt độ nước phải đạt chuẩn từ 25-27oc
  • Độ pH hoặc 7-8 là thích hợp
  • Oxy hòa tan 2-4mg/lít

Cách chọn giống lươn chất lượng

Chọn giống lươn

Chọn lươn có kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng (lưng có màu vàng sẫm, có chấm đen), vận động linh hoạt, không thương tổn, mất nhớt. Những con lươn có màu nhợt nhạt, màu vàng xanh hay xám tro sẽ yếu và khó nuôi, tăng trưởng chậm. Chất lượng con giống phải tốt, kích cỡ dao động từ 30-40 con/kg hoặc 50-60 con/kg.

cach-chon-giong-luon-chat-luong-thucanh

Lưu ý:

  • Giống yếu thường ngoi đầu lên cao, mang phình to, thường bị mất nhớt.
  • Lươn bị rà điện sẽ ít vận động, lò đờ, màu sắc kém.
  • Lươn bị nhiễm thuốc mồi thì xung quanh mang và hậu môn bị xuất huyết

Mật độ thả giống

Thời gian nuôi lươn thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm. Người nuôi nên tả mật độ giống dao động từ 50-80 con/m2. Trước khi thả nên sát trùng lươn bằng dung dịch nước muối có nồng độ 20% trong thời gian 5-10 phút hoặc thuốc tím trong 15-30 phút.

Thuần dưỡng trước khi thả

Giống nuôi chủ yếu được khai thác từ tự nhiên nên bạn cần có bể để thuần dưỡng, phân cỡ và phòng bệnh. Quá trình thuần dưỡng sẽ theo các bước sau đây:

cach-chon-giong-luon-chat-luong-1-thucanh

  • Bể thuần dưỡng để nơi thoáng mát, yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Tránh gây chấn động trong thời gian thuần dưỡng
  • Điều kiện môi trường thích hợp: nhiệt độ 23-28 độ, pH từ 6.5-8.0
  • Trong 2-3 ngày đầu, không cho lươn ăn tạo điều kiện thích nghi với môi trường nuôi nhốt
  • Thay nước 1-2 lần/ ngày
  • Theo dõi hoạt động và mức độ ăn của giống để phòng trị bệnh kịp thời
  • Sau 10-15 ngày, cho lươn vào bể nuôi thương phẩm

Cách chăm sóc và quản lý lươn

Hướng dẫn cho lươn ăn

Thức ăn của lươn chủ yếu là xác động vật, ốc, giun, cá, tép vụn,… thức ăn có thể sống hoặc nấu chín, vừa với cỡ miệng của lươn. Ngoài ra lươn còn được ăn thức ăn chế biến phối trộn từ nguồn đạm động thực vật và cả thức ăn viên. Người nuôi cũng có thể kết hợp cùng một số chất bổ sung như premix khoáng, vitamin,…

Sau khi thả giống 3-5 ngày mới cho ăn. Lươn có tính lựa chọn thức ăn cao. Chính vì thế trong giai đoạn thuần dưỡng hãy cho ăn các loại thức ăn dễ kiếm, giá rẻ, tăng trưởng nhanh. Sau khi cho ăn khoảng 1 đến 2 giờ hãy kiểm tra sàn ăn để xem khả năng ăn mồi của lươn. Từ đó có thể điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

cach-cham-soc-va-quan-ly-luon-thucanh

Cho lươn ăn phải nắm đủ 4 quy tắc sau:

  • Định chất: thức ăn phải tươi sống, không ăn thức ăn cũ, ôi thiu
  • Định lượng: vừa phải, đủ no không để thức ăn thừa
  • Thời gian: cho lươn ăn đúng giờ, 1 lần/ngày vào chiều mát
  • Định vị: chỗ cho ăn phải cố định

Quản lý hoạt động và sức khỏe lươn

Người nuôi phải quan sát lươn hằng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố. Vớt xác lươn chết và những con có dấu hiệu bệnh, bơi lội chậm chạp, màu sắc nhạt và ngoi đầu lên mặt nước. Kiểm tra tăng trưởng của lươn định kỳ, bắt 30 con để đo chiều dài và khối lượng. Để có căn cứ tính toán lượng thức ăn trong giai đoạn kế tiếp.

cach-cham-soc-va-quan-ly-luon-1-thucanh

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường tiến hành bắt lươn lên kiểm tra. Nhận biết các dấu hiệu thay đổi trên cơ thể. Thường xuyên theo dõi thời tiết, kiểm tra nhiệt độ, chất lượng nước, đảm bảo bể nuôi sạch. Phát hiện kịp thời lươn có dấu hiệu bệnh hoặc biểu hiện bất thường, để có biện pháp chữa trị.

https://youtu.be/DkJpT8HPx9k

Trên đây là bài viết về cách nuôi lươn không bùn đạt hiệu quả cao, thu hoạch quanh năm mà thucanh đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn biết cách nuôi lươn thương phẩm hiệu quả. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài viết thú vị về cách nuôi, chăm sóc con vật và thú cưng nhé!

Xem thêm:
Kinh nghiệm nuôi trăn cảnh
Cách nuôi rùa trong nhà
Cách nuôi dúi khỏe mạnh

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan