Nếu bạn là tín đồ nuôi các động vật thủy sinh thì chắc chắn không còn xa lạ với giống ốc Nerita. Loài ốc này không chỉ có vẻ ngoài ấn tượng mà còn có khả năng dọn vệ sinh cho bể thủy sinh. Cùng thucanh tìm hiểu về cách nuôi ốc Nerita cực kỳ đơn giản trong bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu về ốc Nerita
Ốc Nerita hay còn gọi là ốc ngựa vằn. Loài ốc này có lớp vỏ tựa như ngựa vằn với từng đường vằn vàng đen xen kẽ nhau. Đây cũng chính là lý do chúng có tên như vậy. Loài ốc này được nuôi phổ biến trong bể cá cảnh bởi chúng có tác dụng ăn tảo có hại, vệ sinh bể cá.
Cách nuôi ốc Nerita không khó, ngược lại còn cực kỳ đơn giản. Khả năng thích ứng ở vùng nước ngọt của ốc vô cùng tốt. Thậm chí khi bạn nuôi trong môi trường nước khá kém chúng vẫn có thể sống tốt. Đồng thời ốc Nerita thích ăn các loại tảo đốm xanh ở cách bể nuôi. Nhờ vào đặc tính này mà chúng được nhiều người nuôi để dọn bể.
Chọn ốc Nerita thế nào?
Mặc dù giá thành của ốc không quá cao nhưng khi mua bạn cũng nên chọn những con ốc có vỏ khỏe mạnh. Đảm bảo rằng vỏ của chúng không có vết nứt hoặc mẻ. Bên cạnh đó cũng nên chọn con đang hoạt động như bò, bám vào kính hoặc bất cứ bề mặt nào trong bể chứa.
Bạn nên tránh mua ốc nằm dưới đáy bể, nằm lật ngửa và bất động. Giá ốc Nerita khá rẻ, dao động khoảng 2.000 – 3.000 đồng/ con. Có rất nhiều loại ốc Nerita phổ biến như Nerite Snail, Tiger Nerite Snail, Olive Nerite Snail, Black Racer Nerite Snail và Horned Nerite Snail. Bạn có thể nhờ tư vấn ở các cửa hàng bán cá cảnh để chọn được loại phù hợp.
Cách nuôi ốc Nerita đơn giản
Ốc Nerita là một loài cứng cáp nên cách nuôi chúng cũng khá dễ dàng và đơn giản. Bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
Cách thả ốc Nerita vào hồ
Điều quan trọng cần nhớ để ốc Nerita không bị chết ỉu đó là bạn phải thả ốc đúng cách. Tránh thả cả bịch ốc xuống nước, để chúng trôi xuống đáy một cách ngẫu nhiên. Do đó bạn phải thả ốc thật nhẹ nhàng, đúng tư thế để chúng có một khởi đầu tốt. Bên cạnh đó bạn cũng nên duy trì một lượng ốc Nerita phù hợp với bể. Tránh việc thả quá nhiều ốc gây ô nhiễm nước.
Thức ăn của ốc Nerita
Ốc Nerita thường bám vào bề mặt cứng như kính, đồ trang trí, cửa hút lọc và lá cây để dọn dẹp các bề mặt bị tảo bám. Loài ốc này là một trong những loài ốc thủy sinh ăn tảo tốt nhất. Thức ăn của chúng là các loài tảo màng, tảo lục, tảo nâu, tảo các nâu. Chúng thường đào sâu xuống lớp lót nền để ăn sạch kính trong nhiều giờ.
Đặc biệt, ốc Nerita ăn rêu hại chứ không quan tâm đến việc ăn thực vật sống. Do đó rất an toàn với hệ sinh thái của bạn. Chúng có thể tụ tập thành nhóm hoặc sống riêng lẻ. Khi chúng ở chế độ ăn, chúng sẽ di chuyển liên tục, đều đặn để tìm kiếm thức ăn và dọn sạch tảo.
Ốc Nerita sinh sản
Nếu bạn lo sợ ốc Nerita sinh sản quá nhiều làm mất cân bằng sinh thái của hồ thủy sinh thì bạn không cần lo lắng. Bởi trứng của giống ốc này không thể nở trong môi trường nước ngọt. Đây cũng là một trong những lợi ích của loại ốc này. Nếu bạn muốn nuôi ốc sinh sản thì có thể tạo một bể thủy sinh nước lợ và thả một vài cá thể ốc.
Khi được ăn no, ốc sẽ đẻ vào môi trường nước lợ và trứng sẽ nở thành ốc con. Bạn không nên chuyển ốc con sang hồ nước ngọt ngay vì có thể làm có ốc sốc và chết. Thay vào đó hãy giảm nhẹ lượng muối trong nước để ốc thích nghi tốt hơn.
Nên nuôi ốc Nerita với loài thủy sinh nào?
Những loại thủy sinh phù hợp với ốc Nerita có thể bao gồm các loại động vật không xương sống và cá. Không nên cho các loại cá hung hăng vào bể vì ốc có thể bị ăn thịt. Bạn hãy tránh nuôi các loại cá chạch, tôm càng xanh, cá càng hoặc các giống thuộc họ cá hoàng đế,…
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi ốc Nerita đơn giản. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại ốc này và cách nuôi chúng khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi chúng tôi và thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi Ốc Táo Vàng sinh sản cực DỄ mà tín đồ cá cảnh phải biết
Cách nuôi ốc sên làm cảnh tại nhà cực đơn giản, dễ hiểu