Nuôi rắn mùng đỏ là công việc đòi hỏi nhiều kỹ thuật và sự cẩn thận. Nếu bạn đang quan tâm đến loại rắn này cũng như tò mò về cách nuôi sao cho hiệu quả. Vậy thì hãy để thucanh bật mí cách nuôi rắn mùng đỏ hiệu quả, thu nhập cao trong bài viết sau. Cùng theo dõi bài viết này nhé!
Rắn mùng đỏ là rắn gì?
Rắn mùng đỏ hay còn được gọi là rắn hổ hèo, thuộc họ Rắn nước. Tên khoa học của rắn mùng đỏ là Coelognathus radiatus. Rắn mùng đỏ là loài rắn không có nọc độc, được phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,…
Thân rắn có màu nâu nhạt hoặc xám cùng với các sọc đen chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Phần bụng có màu trắng hoặc vàng nhạt. Rắn mùng đỏ có thể dài từ 1,5 – 2,5m khi trưởng thành. Chúng có tính cách không hung dữ, thường lẩn tránh con người. Rắn mùng đỏ được một số người nuôi làm cảnh vì sở hữu vẻ ngoài bắt mắt cùng tính cách hiền lành.
Cách nuôi rắn mùng đỏ hiệu quả
Rắn mùng đỏ được bà con chọn nuôi bởi tỷ lệ sống cao, nuôi dễ không cần đầu tư nhiều. Sau đây là kinh nghiệm nuôi rắn mùng đỏ hiệu quả:
Chuồng nuôi rắn
Chuồng nuôi rắn cần có kích thước rộng rãi, đủ không gian để rắn di chuyển. Kích thước chuồng từ 6-30m, mực nước từ 5-70cm. Trong chuồng nuôi có thể thêm bèo cái và bèo rau muống. Nhiệt độ lý tưởng để nuôi rắn mùng đỏ là 28-32 độ C, độ ẩm khoảng 60-70%. Có thể trang bị thêm đèn sưởi và thiết bị đo độ ẩm để duy trì điều kiện môi trường ổn định.
Thức ăn cho rắn
Rắn mùng đỏ là loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật nhỏ. Cụ thể là chuột, chim con, thằn lằn, cá con, tôm tép hoặc các loại cá thủy sinh nhỏ. Rắn non nên được cho ăn từ 1-2 lần/ tuần để đảm bảo rắn phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra bạn cần cung cấp nước sạch và thay nước hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho rắn.
Chăm sóc rắn mùng đỏ
Kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ không quá phức tạp. Bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chúng và vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên để đảm bảo rắn khỏe mạnh. Chuồng nuôi rắn cần được vệ sinh định kỳ 1 lần/ tuần. Hãy loại bỏ thức ăn thừa và phân, rửa sạch chuồng.
Bên cạnh đó bạn hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe của rắn để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh tật. Nếu phát hiện rắn có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn hoặc xuất hiện các vết lở loét trên da hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được hỗ trợ chữa bệnh kịp thời.
Chăm sóc rắn sinh sản
Rắn mùng đỏ có khả năng sinh sản tốt nếu được nuôi dưỡng trong môi trường tốt. Rắn thường sinh sản vào mùa xuân và hè. Một lần sinh từ 10-30 trứng. Sau khi rắn con nở, bạn cần tách riêng ra để tiện chăm sóc. Đồng thời cũng cần cung cấp môi trường sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp với rắn con.
Lưu ý khi nuôi rắn mùng đỏ
Dù rắn mùng đỏ không hung dữ và không có nọc độc nhưng bạn cần cẩn thận khi tiếp xúc để tránh bị rắn cắn do phản xạ tự vệ. Ngoài ra khi nuôi rắn mùng đỏ bạn cần giấy phép của địa phương, tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn khi nuôi rắn.
Việc nuôi rắn mùng đỏ không chỉ là thú vui mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con. Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh, người nuôi có thể thu hoạch rắn mùng đỏ phát triển khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài.
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi rắn mùng đỏ hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm:
Cách nuôi Bồ Câu Vằn
Cách nuôi vẹt Monk