Cách nuôi Rắn Sữa chuẩn chỉnh, cực chi tiết cho người mới

Rắn Sữa là một trong những loài rắn cảnh được nuôi phổ biến nhất hiện nay. Chúng rất phù hợp với những người lần đầu tiên nuôi bò sát vì kỹ thuật nuôi không quá phức tạp. Nếu bạn cùng yêu thích loài rắn cảnh thì bài viết sau đây của thucanh sẽ rất hữu ích. Cùng khám phá cách nuôi Rắn Sữa chuẩn chỉnh sau đây nhé!

Giới thiệu về Rắn Sữa Milk Snake

Rắn Sữa hay còn được gọi là Rắn Milk Snake, tên khoa học là Lampropeltis triangulum. Loài rắn này có nguồn gốc từ phía Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Ecuador. Rắn Sữa là loài rắn không có độc, không gây nguy hiểm cho người.

Đặc điểm ngoại hình của Rắn Sữa

Rắn Sữa có lớp vảy mịn, sáng bóng. Màu sắc cơ bản của chúng là các dải màu đỏ đen vàng, trắng đen đỏ xen kẽ. Rắn sữa thường bị hiểu lầm với rắn san hô – một loài rắn độc nguy hiểm. Nên trước khi nuôi bạn cần phân biệt rõ ràng giữa rắn san hô và rắn sữa nhé! Kích thước của Rắn Sữa có thể lên tới 90 – 150cm. Tuổi thọ của chúng khoảng từ 12-15 năm trong điều kiện nuôi tốt. Chúng có thân hình nhỏ nhắn, kích cỡ to nhất bằng cổ tay trẻ em.

Tập tính của Rắn Sữa

Rắn Sữa là một loài rắn trong họ Rắn nước. Trên thực tế, tính cách của chúng rất hiền lạnh, không gây hại đến con người. Loài rắn này có vùng sinh sống lẫn với nơi ở của người. Nên nhiều lúc chúng được phát hiện trong chuồng bò và dê. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chúng thích uống sữa, đó cũng là nguyên nhân có tên gọi như vậy.

Gioi-thieu-ve-ran-sua-milk-snake-thucanh

Dựa theo khu vực sinh sống, Rắn Sữa được chia thành nhiều phân loại, bao gồm Guatemalan Milk Snake, Louisiana Milk Snake, Andean Milk Snake, Mexican Milk Snake,…. Trong đó Honduras và Pueblan là hai loài được nuôi phổ biến nhất.

Cách nuôi Rắn Sữa chuẩn chỉnh

Để nuôi Rắn Sữa đúng cách, bạn cần chú ý đến yếu tố môi trường và dinh dưỡng cho chúng. Cụ thể ra sao thì mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo.

Chọn giống rắn

Khi mua Rắn Sữa bạn cần chú ý kiểm tra hình dáng bên ngoài và lựa chọn những con nhanh nhẹn, có màu sắc tươi sáng. Bạn có thể quan sát xem rắn có bị tổn thương bên ngoài hay không. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiểm tra xem có túi mật không. Khi sờ lên người rắn nếu thấy có vật gì cứng cứng ở trong thì có nghĩa là còn túi mật. Đây là bộ phận quan trọng đối với rắn. Nếu không có túi mật rắn sẽ kém phát triển hoặc thậm chí là tử vong.

Cach-nuoi-ran-sua-chuan-chinh-thucanh

Chuồng nuôi Rắn Sữa

Rắn Sữa có kích thước khá nhỏ. Do đó bạn chỉ cần chuẩn bị loại chuồng gỗ nhỏ, bể kính, hộp bằng gỗ, carton,… Chiều dài hộp nuôi phải tương đương với chiều dài cơ thể rắn. Chiều cao khoảng bằng 1.3 chiều dài cơ thể. Dưới đáy chuồng nuôi bạn cũng cần lót nền. Có thể sử dụng giấy ăn, giấy báo, vụn gỗ bào nhỏ, lõi ngô vụn,…

Cach-nuoi-ran-sua-chuan-chinh-1-thucanh

Bạn nên đặt một bát đựng nước trong chuồng giúp làm mềm da cho rắn. Bố trí một hang tránh nạn để cung cấp chỗ ẩn nấp cho rắn. Bạn cũng có thể trồng một số loại thực vật lấy lá hoặc sắp xếp một số khúc gỗ khô để tạo môi trường nguyên sinh cho chúng. Để Rắn Sữa phát triển khỏe mạnh, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng nuôi từ 22-28 độ C.

Thức ăn cho Rắn Sữa

Thức ăn chủ yếu của Rắn Sữa là các loài bò sát nhỏ hoặc nhóm động vật gặm nhấm. Khi nuôi Rắn Sữa bạn có thể cho chúng ăn chuột, ếch, nhái, động vật nhỏ. Bạn nên thường xuyên thay đổi thức ăn cho rắn. Rắn con khoảng 5-7 ngày cho ăn một lần. Rắn trưởng thành 7-10 ngày cho ăn một lần.

Cach-nuoi-ran-sua-chuan-chinh-2-thucanh

Các loại thịt gia súc như thịt bò, lợn, gà không nên cho rắn ăn nhiều. Vì dinh dưỡng trong thịt chuột sẽ cao hơn và phù hợp với sức khỏe của Rắn Sữa. Định kỳ mỗi tháng cho rắn ăn nửa viên canxi hoặc vitamin để bổ sung vitamin cho rắn. Lưu ý khi cho rắn ăn nên cho ăn ở nơi kín đáo, ít ánh sáng.

Những lưu ý khi nuôi Rắn Sữa

Sau đây là một số lưu ý cần quan tâm đối với những người mới tập chơi rắn cảnh.

  • Không nên cho rắn ăn quá nhiều. Tần suất ăn của rắn cảnh là mỗi ngày một con chuột. Đối với rắn trưởng thành thì mỗi lần ăn cách nhau từ 7-10 ngày.
  • Sau khi cho rắn ăn bạn không nên điều chỉnh nhiệt độ để tiêu hóa tốt
  • Nếu thấy rắn sữa có triệu chứng nôn mửa hoặc bất thường, cần dừng cho ăn và bổ sung vitamin.
  • Cung cấp nước sạch hàng ngày cho rắn
  • Không nên tiếp xúc với rắn hàng ngày như chó mèo. Bởi rắn là loài thích sống yên tĩnh, nếu kích thích quá nhiều chúng sẽ chết.

Cach-nuoi-ran-sua-chuan-chinh-3-thucanh

Vừa rồi là bài viết về cách nuôi Rắn Sữa chuẩn chỉnh mà thucanh đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các kỹ thuật nuôi rắn cảnh. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết thú vị khác nhé!

Xem thêm:
Cách nuôi chim sâu dừa
Cách nuôi chim Tiểu Mi

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan