Cách nuôi rươi thương phẩm đơn giản, đạt năng suất cao

Rươi được xem là món ăn quý bởi nó có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả và có giá trị dinh dưỡng cao. Rươi có vị cay, mùi thơm và tính ấm nên có thể dùng điều trị đau nhức xương khớp, kích thích vị giác, cải thiện biếng ăn. Chính vì vậy mà rươi có mức giá khá đắt đỏ, việc nuôi rươi cũng được nhiều hộ gia đình áp dụng để tăng hiệu quả kinh tế. Cùng thucanh khám phá cách nuôi rươi thương phẩm đơn giản, đạt năng suất cao trong bài viết sau đây.

Chọn địa điểm và chuẩn bị nuôi rươi

Đầm ruộng nuôi rươi phải nằm ở các vùng nước lợ ven cửa sống, có nước thủy triều ra vào. Đặc biệt không bị ảnh hưởng từ nguồn nước sinh hoạt hay nước thải công nghiệp. Không có nguồn nước ngọt đổ trực tiếp và đầm nuôi rươi.

Chon-dia-diem-va-chuan-bi-nuoi-ruoi-thucanh

Hệ thống kênh, mương nên riêng biệt, chủ động điều tiết nước. Nguồn nước cấp vào cần đảm bảo yêu cầu về pH= 7-8, hàm lượng oxy hòa tan;: 5-6 mg/l, độ kiềm: 80-120 mg CaCO3/l, NH3 < 0,1 mg/l. Độ mặn từ 0-5%, độ trong > 10 cm, nhiệt độ từ 25-31 độ C.

Cải tạo đầm nuôi

Cải tạo đầm nuôi là yếu tố quyết định đến năng suất nuôi rươi. Việc cải tạo đầm thường rơi vào tháng 3 và 9 dương lịch, tránh nước đục trong đầm chảy ra mang theo mùn bã hữu cơ.

Cai-tao-dam-nuoi-thucanh

Yêu cầu khi cải tạo đầm:

  • Tháo cạn đầm, loại bỏ hết địch hại của rươi là cua, cáy, cá, tôm
  • Đầm cải tạo bằng phẳng, dốc về phía cống, dễ dàng cho việc nước chảy
  • Xung quanh đầm phải sạch sẽ
  • Xây dựng hệ thống cống cấp nước và thoát nước
  • Kiểm tra độ pH của đầm
  • Tạo sinh cảnh: có thể trồng một số loại có thân mềm hoặc lúa để tạo sinh cảnh cho rươi

Kỹ thuật lấy giống tự nhiên

Đây là khâu then chốt trong cách nuôi rươi, nó quyết định lớn để năng suất. Thời điểm lấy giống: vào kỳ nước thủy triều khoảng tháng 4-5 và tháng 9-12 âm lịch. Bạn hãy mở cống để nước chảy vào đầm, ấu trùng rươi sẽ theo nước và chui xuống lớp bùn trong đầm. Sau khi thủy triều rút khoảng 4-6 giờ, hãy mở cống cho nước ra và giữ lại mực nước trong đầm là 30-40cm.

Chăm sóc rươi và quản lý đầm

Sau khi lấy giống 1 tháng, dùng vợt lưới dày với một lớp bùn trên bề mặt đầm, ta sẽ nhìn những con rươi màu đỏ, mật độ lớn hơn 150 cá thể/m2 là đạt yêu cầu. Vào các kỳ con nước sau chúng ta đều phải lấy nước vào đầm và thải nước ra để lấy nguồn thức ăn cho rươi.

Cham-soc-ruoi-va-quan-ly-dam-thucanh

Cách nuôi rươi đảm bảo hiệu quả cao đó là không được dùng bất kì loại hóa chất nào. Hạn chế lấy nước vào đầm ở các thời điểm nguồn nước bị ô nhiễm vào những thời kỳ phun thuốc trừ sâu. Chú ý nên loại bỏ các loại địch hại vào trong đầm bằng lưới chân.

Cách thu hoạch rươi

Sau khi lấy giống và nuôi rươi được 6 tháng, rươi trưởng thành hay còn gọi là rươi thành thục có thể thu hoạch rươi được. Rươi thành thục chuẩn bị sinh sản thì con cái có màu xanh nhạt, con đực có màu trắng sữa với kích thước lớn hơn rươi bình thường.

Cach-thu-hoach-ruoi-thucanh

Vào kỳ con nước, ta sẽ lấy nước vào đầm. Rươi thành thục sẽ nổi lên mặt nước và bơi ra cống để sinh sản. Mắc đáy có kích thước 1-3 mm vào cửa cống và rút nước, rươi sẽ theo nước chui vào đáy. Sau đó hãy nhẹ nhàng nhấc túi đáy đổ rươi ra chậu. Việc của bạn bây giờ là xuất bán hoặc chuyển vào khay xốp giữ lạnh để bảo quản. Rươi sẽ sống được khoảng 5-7 ngày.

Trên đây là cách nuôi rươi đơn giản mang lại năng suất sao mà thucanh đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm và biết cách nuôi đúng đắn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết thú vị khác. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi sâu canxi đúng cách, hiệu quả làm thức ăn chăn nuôi

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan