Cách nuôi sóc bụng đỏ khỏe mạnh, đơn giản cho người mới

Sóc bụng đỏ là một trong những loài sóc quý hiếm. Chúng nổi bật với bộ lông màu xám đỏ mềm mượt. Loài sóc này được yêu thích nhờ sở hữu vẻ ngoài đáng yêu, dễ chăm sóc. Trong bài viết sau, thucanh sẽ giới thiệu đến bạn cách nuôi sóc bụng đỏ khỏe mạnh, đơn giản cho người mới bắt đầu. Cùng theo dõi bài viết nhé!

Tìm hiểu về sóc bụng đỏ

Sóc bụng đỏ thuộc họ Sóc cây có tên khoa học là callosciurus erythraeus. Chúng được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới tại Đông Nam Á, Nam Á. Cùng tìm hiểu về đặc điểm ngoại hình cùng tập tính của sóc bụng đỏ.

Đặc điểm ngoại hình

Sóc bụng đỏ có kích thước trung bình, dài từ 20-25cm. Chúng có bộ lông mềm mượt, nổi bật với phần bụng đỏ rực. Lưng và đầu của chúng có màu nâu xám hoặc nâu đen. Phần đuôi sóc tương đối ngắn và đậm màu hơn các phần còn lại. Lớp lông bụng mềm mượt có màu đỏ kéo dài từ dưới cổ đến cuối thân.

Tim-hieu-ve-soc-bung-do-thucanh

Tập tính của sóc bụng đỏ

Sóc bụng đỏ rất nhanh nhẹn, sống chủ yếu trên cây. Chúng chủ yếu hoạt động và ban ngày và đặc biệt hiếu động vào sáng sớm và chiều muộn. Sóc bụng đỏ có tính đối đầu cạnh tranh cao. Chúng sẽ rượt đuổi khi có kẻ xâm phạm lãnh thổ. Sóc bụng đỏ thường sẽ bận rộn đi kiếm ăn vào mùa thu vì thời gian này lượng thức ăn rất dồi dào.

Cách nuôi sóc bụng đỏ khỏe mạnh

Sóc bụng đỏ được chọn để nuôi cảnh vì ngoại hình đáng yêu cùng tính cách nhanh nhẹn. Để nuôi chúng hiệu quả, mời bạn tham khảo cách nuôi sóc bụng đỏ sau đây:

Chuẩn bị chuồng nuôi

Sóc bụng đỏ cần có không gian rộng rãi để di chuyển và leo trèo. Vì vậy lồng nuôi sóc cần có kích thước tối thiểu là 60 x 60 x 100cm. Chuẩn bị thêm các thanh chắn cùng khoảng cách giữa thanh không quá 1,5cm để tránh sóc thoát ra ngoài.

Cach-nuoi-soc-bung-do-khoe-manh-thucanh

Bên trong chuồng cần bố trí nhánh cây, dây leo hoặc bánh xe để sóc vận động. Trong chuồng, bạn cũng có thể đặt một số khúc gỗ để chúng mài răng. Hãy đặt chuồng ở nên thoáng mát, yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ nuôi sóc thích hợp nhất là 15-20 độ C. Chuồng nuôi phải luôn khô ráo và độ ẩm nằm trong khoảng 40-50%.

Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn chủ yếu của sóc bụng đỏ là các loại ngũ cốc cùng thức ăn xanh. Thức ăn xanh cho sóc chẳng hạn như bắp cải, cà rốt, lá dâu,… Cùng các loại trái cây như táo, lê, chuối để cung cấp vitamin. Thức ăn tinh chủ yếu bao gồm: Cám lúa mì, bột ngô, bột đậu nành, ngũ cốc,…, Mỗi ngày cho chúng ăn từ 1-2 lần với lượng thức ăn vừa đủ. Ngoài ra cũng cần bổ sung nước sạch mỗi ngày cho sóc để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh.

Cach-nuoi-soc-bung-do-khoe-manh-1-thucanh

Chăm sóc sóc bụng đỏ

Bạn cần thường xuyên dọn dẹp chuồng cho sóc. Rửa sạch các phụ kiện trong chuồng để đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ. Ngoài ra bạn cũng cần quan sát biểu hiện của sóc hàng ngày để sớm nhận biết các bất thường về sức khỏe. Nếu phát hiện, hãy đưa sóc đến bác sĩ thú y.

Cach-nuoi-soc-bung-do-khoe-manh-2-thucanh

Mỗi tuần nên cho sóc tắm cát ít nhất một lần và tốt hơn là nên tắm trong 20-30 phút. Việc này sẽ giúp chúng khỏe. Ngoài ra chủ nuôi cũng cần chú ý giữ cho nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định, tránh gió lạnh khiến chúng bị viêm khớp dạng thấp. Sóc bụng đỏ rất hiếu động và cần sự tương tác vì thế mà bạn nên dành nhiều thời gian để vui chơi cùng chúng.

Cách nuôi sóc bụng đỏ khá đơn giản, bạn chỉ cần chú ý vào môi trường nuôi. Đảm bảo giữ cho chuồng nuôi sạch sẽ và cung cấp một chế độ ăn lành mạnh cho sóc thì chắc chắn chúng sẽ phát triển khỏe mạnh.

Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi sóc bụng đỏ khỏe mạnh, đơn giản. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi sóc bụng đỏ. Chúc bạn đạt được hiệu quả với cách nuôi này và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết kế tiếp.

Xem thêm:
Cách nuôi cá chim trắng nước ngọt
Cách nuôi vịt bơ

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan