Cách nuôi tôm sú hiệu quả, năng suất cao không phải ai cũng biết

Hiện nay mô hình nuôi tôm sú đang được nhiều hộ chăn nuôi thủy sản lựa chọn. Vì mô hình mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế, dễ nuôi và tiết kiệm nhiều chi phí. Do đó, nếu bạn đang quan tâm đến mô hình nuôi tôm sú thương phẩm thì hãy cùng tham khảo cách nuôi tôm sú hiệu quả, năng suất cao trong bài viết sau cùng thucanh nhé!

Đặc điểm của tôm sú

Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon. Chúng là loài tôm biển có kích thước lớn, sống phổ biến từ bờ Đông Châu Phi đến bờ biển Nhật Bản. Tôm sú có kích thước tương đối lớn, chiều dài trung bình từ 26-60cm, có trọng lượng lớn hơn các loại tôm khác. Vỏ tôm dày và cứng, có màu xanh đen hoặc xanh lá cây. Chân tôm mặt dưới có màu trắng sữa, ở mặt trên có các đốm đen nhỏ.

Dac-diem-cua-tom-su-thucanh

Sở dĩ tôm sú là loại thủy sản được ưa chuộng nhất hiện nay vì chúng với phần đông khẩu vị người Việt. Thịt tôm chắc ngọt, thơm ngon, giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein, vitamin và khoáng chất cao. Vì vậy mà món ăn này được nhiều người ưa thích và xuất hiện phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, các quán ăn hay trong bữa cơm gia đình.

Cách nuôi tôm sú hiệu quả

Mô hình nuôi tôm sú được quan tâm nhiều nhất hiện nay là nuôi ao bạt HDPE hay còn được gọi là mô hình nuôi công nghệ hoặc ao nổi. Đây được xem là mô hình mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân. Cùng tìm hiểu chi tiết về cách nuôi tôm sú nhé!

Chuẩn bị ao nuôi tôm sú

Bạn cần chọn vị trí xây ao nuôi phù hợp để nuôi tôm sú. Nên chọn những nơi có vùng đất cao để thuận lợi cho việc cấp thoát nước. Sau đó, bạn cần tiến hành thi công theo các bước sau đây:

Cach-nuoi-tom-su-hieu-qua-1-thucanh

  • Đào ao có hình chữ nhật, độ sâu từ 0.8 -1m có đáy bằng phẳng để lót bạt.
  • Dọn dẹp các vật nhọn trong ao
  • Trải một lớp đất mềm và phủ thêm một lớp vải địa kỹ thuật để làm phẳng bề mặt đáy
  • Tiến hành thi công hệ thống xi phông đường dẫn chất thải và trải bạt lót ao hồ HDPE.
  • Lắp đặt hệ thống máy bơm, quạt nước,…

Chọn tôm giống

Bạn nên chọn mua tôm giống ở các trại tôm giống uy tín, được kiểm dịch và được cơ quan chuyên môn cấp phép. Khi mua tôm giống, bạn cần chú ý đến ngoại hình, màu sắc và trạng thái của tôm. Bạn nên chọn những con tôm có hình dáng nguyên vẹn, vỏ mỏng, đuôi xòe đẹp, có màu xám tro hoặc đen. Nên chọn những con tôm khỏe mạnh, bơi chậm và bơi ngược dòng.

Cach-nuoi-tom-su-hieu-qua-thucanh

Trước khi thả tôm giống, bạn cần kiểm tra môi trường nước. Nước nuôi tôm và nước trong bao tôm giống độ mặn không chênh nhau quá 5/1000. Nhằm tránh hiện tượng tôm chết do sốc nước. Bạn nên chọn thả tôm giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều tà, lúc thời tiết mát mẻ. Mật độ thả tôm giống từ 25-50 con/m2.

Thức ăn cho tôm sú

Trong quá trình chuẩn bị ao, bạn nên gây màu nước nhằm giúp vi sinh vật, động thực vật trong ao phát triển. Đây là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm sú. Bên cạnh thức ăn tự nhiên, bạn có thể bổ sung thêm thức ăn công nghiệp dạng viên cho tôm sú. Khi chọn thức ăn công nghiệp, bạn cần xem xét giá trị dinh dưỡng sao cho phù hợp. Ở giai đoạn ươm giống cần bổ sung vitamin C, khoáng chất cho tôm.

Chăm sóc tôm sú

Trong giai đoạn ươm giống, tôm sú rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Chính vì vậy mà bạn cần thường xuyên kiểm tra và giữ ổn định độ kiềm, độ pH và độ mặn của nước. Sau thời gian này, nếu muốn thay nước ao nuôi bạn nên xử lý nước trước khi bơm vào ao và không nên bơm quá nhiều.

Cach-nuoi-tom-su-hieu-qua-2-thucanh

Phòng bệnh cho tôm sú

Trong quá trình nuôi tôm sú, chúng có thể mắc một số bệnh như bệnh vỏ kinh viên, bệnh đỏ thân,.. Do đó để phòng bệnh, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Cach-nuoi-tom-su-hieu-qua-3-thucanh

  • Chuẩn bị ao nuôi tôm theo đúng quy trình, chuẩn độ pH, độ kiềm và độ mặn.
  • Khi chọn tôm giống nên chọn những chú tôm khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.
  • Kiểm tra định kỳ tôm và môi trường nước.
  • Xây dựng hệ thống xử lý nước sạch, hệ thống quạt nước để cung cấp oxy cho tôm sú.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm.
  • Quan sát và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thu hoạch tôm sú

Sau thời gian nuôi khoảng 4 tháng, khi tôm đạt trọng lượng từ 35-50g/ con thì tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên thời điểm thu hoạch tôm còn dựa vào tình trạng sức khỏe của tôm và giá tôm sú trên thị trường. Nên bạn có thể cân nhắc và điều chỉnh thời gian thu hoạch phù hợp.

Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi tôm sú hiệu quả, năng suất cao. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về mô hình nuôi tôm sú. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!

Xem thêm:
Cách nuôi vẹt đầu xám
Cách nuôi cá dứa

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan