Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã phát triển ở nhiều địa phương. Trong đó mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại nhiều nguồn thu, được nhiều hộ nông dân quan tâm. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất cao. Bài viết sau đây, thucanh sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm chăn nuôi thủy sản hay ho, cùng theo dõi bài viết nhé!
Tổng quan về tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng hay còn được gọi là tôm thẻ hoặc tôm vannamei. Đây là một loại tôm biển phổ biến trong ngành nuôi thủy sản trên toàn thế giới. Đặc biệt tôm thẻ chân trắng được nuôi phổ biến vì tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng chịu nhiệt và môi trường thay đổi. Tôm thẻ chân trắng có vỏ mỏng màu trắng đục nên còn được gọi là tôm bạc.
Bình thường tôm sẽ có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm chân trắng. Chùy là phần kéo dài tiếp với dụng. Dưới chùy sẽ có từ 2-4 răng cưa ở phái bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi đến đốt thứ hai. Việc nuôi tôm thẻ chân trắng cũng gặp khá nhiều khó khăn, nhất là việc kiểm soát chất lượng nước và phòng bệnh. Do đó bạn cần áp dụng các biện pháp nuôi phù hợp để đạt được kết quả nuôi tốt.
Cách nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất cao
Để nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất cao, bạn cần chú ý đến chất lượng nước, dinh dưỡng và phòng bệnh cho tôm. Cụ thể ra sao thì mời bạn theo dõi nội dung sau:
Chọn tôm giống
Chọn tôm giống chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất nuôi tôm. Bạn nên chọn tôm giống có kích cỡ đồng đều, cỡ tô dài 1cm. Bạn nên mua tôm giống ở các cơ sở tôm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch kỹ lưỡng. Mật độ thả giống nên là 15.000 con/ha. Nên thả tôm giống vào buổi chiều khi nhiệt độ mát mẻ. Bạn nên đứng ở đầu hướng gió sau đỏ thả tôm nhẹ nhàng xuống ao.
Cải tạo ao
Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, việc cải tạo ao nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước tiên bạn cần vệ sinh ao nuôi, tháo cạn nước. Sau đó phơi ao từ 10-15 ngày rồi cho nước ngập khoảng 20cm để diệt tạp và tiêu độc ao bằng vôi sống. Tiếp đến bơm nước sạch vào ao, sau đó rửa ao ba lần. Cuối cùng bơm nước và đầy ao nuôi sâu khoảng 2m. Bên cạnh đó bón phân đạm và phân lân theo tỉ lệ 1/9 để gây nuôi sinh vật, tạo thức ăn cho tôm.
Quản lý ao nuôi
Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, bạn cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước trong ao. Điều tiết độ trong trên dưới 40cm, độ mặn từ 10-25%. Cho tôm ăn thức ăn dạng viên từ 2-4 lần/ ngày, bao ngày 30% lượng thức ăn, ban đêm cho tôm ăn 70$. Mức cho ăn khi tôm còn nhỏ là 6,4% thể trọng, tôm đạt cỡ 15g/ con là 4,6% thể trọng. Lưu ý quan trọng trong việc quản lý ao nuôi tôm là cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tôm bằng cách đặt máy quạt nước trong ao nuôi.
Phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng
Để mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả. Bạn cần biết cách quan sát và phát hiện dấu hiệu bất thường ở tôm. Sau đây là một số dấu hiệu bệnh ở tôm trong giai đoạn đầu giúp bạn sớm phát hiện và điều trị kịp thời:
- Vỏ tôm: Nếu tôm mắc bệnh, lớp vỏ ngoài của chúng sẽ chuyển sang màu sậm hoặc xám hơn thông thường, mất đi độ bóng, bị ăn mòn. Bạn có thể quan sát được các vảy lạ trên vỏ hoặc cơ thể tôm.
- Đuôi tôm: Khi tôm bệnh, đuôi của chúng sẽ nghiêng xuống và cụp lại. Khi bóp nhẹ góc đuôi nó chỉ mở ra một chút.
- Mang tôm: Khi bệnh, mang tôm sẽ có màu sắc khác thường. Mang sẽ chuyển sang màu vàng, cam, nâu, đỏ,… Ngoài ra còn có mùi hôi, xảy ra tình trạng giữ nước.
- Ruột tôm: Tôm bệnh sẽ không ăn như bình thường và nếu nhiễm bệnh nặng chúng sẽ bỏ ăn. Khi quan sát tôm bệnh, bạn sẽ thấy ruột của chúng rỗng và không có thức ăn.
- Chân bơi của tôm: Bạn hãy quan sát xem chân bơi của tôm có sẹo, trầy xước hoặc bẩn bám không.
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất cao. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để nuôi tôm hiệu quả. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!