Tu hài là một loài hải sản dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi, người nuôi nhất định phải nắm vững kỹ thuật nuôi chúng. Bài viết sau đây, thucanh xin chia sẻ đến bạn cách nuôi tu hài đúng kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng theo dõi bài viết này nhé!
Tìm hiểu về tu hài
Tu hài là loài nhuyễn thể có hai mảnh võ thuộc họ Mactridae trong bộ Veneroida. Loại hải sản này được gọi với tên khác là ốc vòi voi. Đây là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Chúng có giá trị dinh dưỡng vượt trội cùng hương vị đặc biệt. Ở Việt Nam trước đây tu hài chỉ có trong môi trường tự nhiên, là một đặc sản quý hiếm.
Tuy nhiên hiện nay nó đã được nuôi thương thẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân. Tu hài thương phẩm với giá bán từ 185.000 – 200.000 đồng/kg và giá bán lẻ trên thị trường là 300.000 đồng/kg. Nếu trừ đi các chi phí mà ngư dân thu về có thể lên đến hàng trăng triệu đồng.
Cách nuôi tu hài năng suất cao
Kỹ thuật nuôi tu hài khá đơn giản, không chiếm quá nhiều diện tích, dễ chăm sóc. Bạn có thể các cách nuôi tu hài năng suất cao sau đây.
Lựa chọn địa điểm nuôi
Bạn cần chọn địa điểm nuôi tu hài có các điều kiện môi trường thích hợp như sau:
- Độ mặn từ 29-30%, đáy cát có pha lẫn các mảnh vụn vỏ của động vật thân mềm như vỏ hàu, sò điệp.
- Độ trong cao từ 2,5-3m nước lưu thông tốt, không bị ứ đọng, không bị ảnh nước bởi nguồn nước ngọt và nước thải sinh hoạt.
- Chú trọng đến nguồn thức ăn tự nhiên. Địa điểm nuôi phải có thành phần thực vật phù du phong phú và đa dạng.
Chuẩn bị bãi nuôi tu hài
Vào ngày thủy triều thấp nhất, ngư dân cần dọn sạch rong tạp trên mặt bãi, nhật các viên đá, sỏi lớn ra khỏi bãi nuôi, san phẳng những nơi lồi lõm. Đồng thời tạo mặt phẳng, giảm độ nghiêng của bãi. Sau đó dùng cọc gỗ phi 4-5cm, dài 1,5m đóng xung quanh bãi nuôi tu hài.
Khoảng cách giữa các cọc từ 1-2m. Dùng tre và dây thép buộc giằng các đầu cọc theo chiều ngang. Lưới ni lon 2a = 2cm chôn xuống mãi 0,3m. Phần trên cao từ 50-70cm. Bãi trước rào theo hình chữ nhật, chiều dài hướng từ trong bờ ra bãi sau.
Chọn giống và thả giống
Bạn hãy chọn những con giống khỏe mạnh, không bị vỡ vỏ là có kích thước vỏ từ 20-25mm/con. Khi vận chuyển tu hài và thả giống bạn cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng. Cho cát vào lồng dày 7-8cm, treo lồng dưới nước sao cho mặt lồng chìm xuống mặt nước. Dùng tay hoặc que tre chọc xuống cá thành có lỗ sâu rồi cấy vào đó 1 con giống.
Quản lý và chăm sóc
Bạn cần thường xuyên kiểm tra các rổ nuôi vì dễ bị xô đẩy bởi sóng giá, thủy triều. Nên kiểm tra 2 lần/ tháng vào ngày thủy triều thấp nhất. Dùng bàn chải đánh rửa mặt ngoài của rổ, mở nắp lưới giũ sạch bùn, hàu bám bên dưới. Đồng thời nhạt bỏ rác thải, đá sỏi và bổ sung thêm cát.
Ngoài ra bạn cũng cần thường xuyên theo dõi môi trường. Đặc biệt là độ mặn của nước vì tu hài thích hợp với độ mặn cao. Nếu độ mặn giảm xuống dưới 25% thì bạn phải di dời sang bãi nuôi khác, nơi có độ mặn cao để duy trì. Định kỳ kiểm tra tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tu hài.
Thu hoạch tu hài
Tùy thuộc vào kích cỡ tu hài mà bạn có thể quyết định thu tỉa hoặc thu toàn bộ. tu hài sẽ đạt kích thước thương phẩm khi nuôi được 18 tháng trở đi. Bạn tiến hành thu hoạch trước khi thủy triều rút. Khi thu hoạch hãy cùng cào đánh mặt bãi, nhặt lấy tu hài. Để tu hài có độ béo nhất định, hàm lượng đạm cao thì bạn nên thu hoạch vào thời điểm tuyến sinh dục phát triển từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Trước khi đem đi bán thì tu hài cần được rửa sạch bằng nước biển cho sạch cát.
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi tu hài đúng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cao. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bạn có một mùa vụ nuôi thuận lợi và thành công. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.
Xem thêm:
Cách nuôi cá dìa thương phẩm
Cách nuôi chim trĩ xanh