Cách nuôi vẹt xanh dương đẹp, tín đồ chim cảnh không nên bỏ qua

Vẹt được biết đến với màu xanh lá cây chủ đạo. Tuy nhiên có những chú vẹt có màu xanh dương tuyệt đẹp. Nếu bạn đang có dự định nuôi vẹt xanh dương nhưng chưa biết cách. Vậy thì hãy cùng thucanh theo dõi cách nuôi vẹt xanh dương đẹp, tín đồ chim cảnh không nên bỏ qua trong bài viết sau đây.

Đặc điểm của vẹt xanh dương

Vẹt xanh dương hay còn được biết là vẹt cổ xanh dương, thuộc họ Psittacidae. Đây là một loài vẹt phổ biến với vẻ đẹp và tính cách thân thiện. Lớp lông chủ yếu của vẹt xanh có màu xanh dương nổi bật, đặc biệt là ở lưng, cánh và đuôi. Màu xanh dương đậm này là nổi bật loài vẹt trong tự nhiên.

Dac-diem-cua-vet-xanh-duong-thucanh

Vùng da quanh mắt của vẹt xanh được bao quanh bởi màu vàng hoặc trắng. Tạo ra một vẻ đẹp độc đáo và thu hút. Vẹt xanh dương có tiếng kêu độc đáo, từ những âm thanh nhẹ nhàng đến những tiếng kêu to rõ, thường được dùng để thu hút bạn tình hoặc tìm kiếm thức ăn.

Một số loài vẹt xanh dương phổ biến

Sau đây là một số loài vẹt xanh dương phổ biến, bạn nên tham khảo để chọn được loài vẹt yêu thích để nuôi cảnh.

Vẹt đuôi dài Ấn Độ Indian Ringneck Parakeet

Vẹt đuôi dài Ấn Độ có kích thước trung bình từ 35-40cm. Đặc điểm nổi bật của chúng là sở hữu chiếc đuôi dài và cơ thể mảnh khảnh. Lông chúng thường có màu xanh lá cây, tuy nhiên do quá tình chọn lọc tự nhiên nên đã xuất hiện các biến thể với màu lông xanh dương.

Vet-duoi-dai-an-do-indian-ringneck-parakeet-thucanh

Vẹt Pionus đầu xanh Blue – Headed Pionus

Vẹt Vẹt Pionus đầu xanh có kích thước trung bình từ 25-30cm. Đặc điểm của chúng là có màu đầu xanh dương tươi sáng. Phần còn lại của cơ thể thường có màu xám xanh hoặc xanh lá. Loài vẹt này thường sống ở các khu rừng ẩm ướt, vùng núi và vùng cận nhiệt đới.

Vet-pionus-dau-xanh-blue-headed-pionus-thucanh

Vẹt Budgerigar

Vẹt Budgerigar hay còn được gọi là vẹt Australia hoặc vẹt bản địa. Thường được viết tắt là “Budgie” là loài vẹt cảnh phổ biến trên thế giới, có nguồn gốc từ Úc. Vẹt có chiều dài khoảng 18-20cm. Màu lông phổ biến của chúng bao gồm xanh, vàng, trắng. Màu xanh dương là một trong biến thể phổ biến nhất của vẹt Budgerigar.

Vet-budgerigar-thucanh

Cách nuôi vẹt xanh dương

Để thực hiện cách nuôi vẹt xanh dương hiệu quả, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

Lồng nuôi chim

Để nuôi chim vẹt, bạn cần sử dụng lồng được làm bằng kim loại. Loại lồng này bền, dễ dàng vệ sinh và giữ cho môi trường sống của chim được sạch sẽ. Kích thước của lòng phụ thuộc vào số chim mà bạn nuôi. Nếu nuôi 1 con thì cần lồng kích thước 30x30cm, nuôi 1 cặp thì cần lồng kích thước 40×40 hoặc 40×50. Chuẩn bị thêm 2 cành đâu để chim có thể thoải mái bay nhảy trong lồng.

Long-nuoi-chim-thucanh

Thức ăn cho vẹt xanh

Khi nuôi chim vẹt trong lồng, bạn có thể cho chúng ăn các loại ngũ cốc, hạt dinh dưỡng hoặc cám thức ăn cho chim chuyên dụng trên thị trường. Đồng thời bạn cũng nên bổ sung sau xanh và trái cây chín cho chim. Điều này giúp cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho vẹt.

Thuc-an-cho-vet-xanh-thucanh

Thời gian cho chim ăn lý tưởng nhất là vào sáng sớm và chiều muộn. Khi cho ăn bạn nên nhẹ nhàng, tránh tạo tiếng động lớn làm chim hoảng sợ. Nên cho chim ăn lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa chim sẽ ăn đồ ôi thiu, làm ô nhiễm môi trường sống của chúng.

Chăm sóc vẹt xanh dương

Vẹt rất thích nước. Bạn nên tắm cho chúng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và ký sinh trùng trên lông. Tuy nhiên bạn cần chú ý cách tắm tùy vào từng thời điểm, ví dụ như:

  • Vào mùa hè: có thể tắm mỗi ngày cho vẹt
  • Vào mùa đông: nên tắm cho vẹt vào những ngày nắng ấm để tránh làm chúng bị cảm lạnh.

Cách dạy vẹt nói

Mục đích của người nuôi vẹt cảnh đó chính là dạy vẹt nói lưu loát. Để dạy vẹt nói tốt, bạn cần phải kiên nhẫn, bỏ ra nhiều thời gian để huấn luyện. Trước tiên, bạn nên tương tác với vẹt để làm quen và thử phản ứng với các tình huống khác nhau.

Cach-day-vet-noi-thucanh

Sau đó hãy thử dạy chúng với những từ ngắn, dễ phát âm trước khi tiến tới các từ khó.Ngoài ra cũng có một cách luyện vẹt nói nhanh hơn đó là nuôi 2 con vẹt cùng một lồng. Điều này sẽ giúp chúng học hỏi nhanh, kích thích việc tập nói và không cảm thấy cô đơn.

Phòng chữa bệnh cho vẹt

Cũng tương tự các loài chim khác, vẹt thường dễ mắc các bệnh về đường ruột. Do môi trường ẩm ướt, thức ăn và thức uống rất dễ bị ô nhiễm. Khi mắc bệnh chúng thường có biểu hiện ủ rũ, ăn kém, phân có màu trắng vàng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu. Nếu phát hiện chim bệnh, hãy điều trị cho chúng ngay.

Phong-chua-benh-cho-vet-thucanh

Cách phòng bệnh cho vẹt:

  • Hãy sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thú y
  • Cách ly chim bệnh, đồng thời điều trị cho chim nhốt chung lồng
  • Đảm bảo vệ sinh lồng chim sạch sẽ
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chất khoáng và vitamin hàng ngày cho vẹt

Vừa rồi là toàn bộ thông tin về cách nuôi vẹt xanh dươngthucanh đã chia sẻ đến bạn. Với màu sắc nổi bật cùng khả năng tương tác thông minh, vẹt xanh chắc chắn sẽ là loài chim cảnh rất đáng để nuôi. Chúc bạn thành công trong việc nuôi chim cảnh, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết kế tiếp.

Có thể bạn quan tâm:
Nuôi vẹt sinh sản như thế nào? Một số lưu ý nên biết
Cách nuôi vẹt cầu vồng rực rỡ sắc màu, nói giỏi cực hữu ích

5/5 - (2 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan