Vịt bầu được xem là loài gia cầm có chất lượng thịt ngon, giàu dinh dưỡng so với giống vịt cỏ. Bên cạnh đó vịt bầu còn dễ nuôi, sức đề kháng cao nên rất được người dân chọn nuôi. Nếu bạn đang quan tâm đến loài vịt này nhưng chưa biết quá nhiều về kỹ thuật chăn nuôi. Vậy thì hãy cùng thucanh tìm hiểu cách nuôi vịt bầu năng suất cao, thịt ngon trong bài viết sau đây nhé!
Đôi nét về giống vịt bầu
Vịt bầu là một giống vịt nhà có nguồn gốc từ Việt Nam. Giống vịt này được nuôi phổ biến ở các vùng nông thôn. Ở Miền Nam, vịt Bầu gọi là vịt Sen. Vịt Bầu có tầm vóc trung bình. Lúc trưởng thành vịt đực có khối lượng từ 2,2 – 2,5kg. con. Vịt mái thường sẽ nặng từ 2-2,2kg/con.
Giống vịt bầu to con, ngon thịt, 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng. Thân hình vịt vững chắc, hình chữ nhật, đầu to, thân mình hơi dài, cổ ngắn vừa phải. Bụng và dáng đi nặng nề, mỏ và chân đều có nhiều màu khác, phổ biến nhất là màu vàng. Màu sắc chủ đạo của vịt bầu là màu trắng, đen xám và màu nâu xám.
Cách nuôi vịt bầu năng suất cao
Để nuôi vịt bầu năng suất cao, bạn cần chú ý đến các yếu tố như chuồng trại, thức ăn và kỹ thuật chăm sóc chúng. Cụ thể như sau:
Chuồng trại nuôi vịt bầu
Chuồng nuôi vịt phải được xây ở nơi cao ráo, thoáng mát, hướng Đông hoặc Đông Nam để tránh gió lạnh vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Tùy theo điều kiện nuôi mà bạn có thể lát nền bằng gạch hoặc xi măng. Nền chuồng phải có độ dốc để tiện lợi cho việc vệ sinh. Vật liệu làm chuồng có thể dùng nứa, tre, gỗ hay xi măng đều được. Bên trong chuồng nuôi cần chia khu vực gột vịt con, khu vực nuôi vịt hậu vịt và nuôi vịt thịt riêng.
Chọn giống
Khi bạn giống vịt bầu bạn cần đảm bảo những yếu tố sau đây:
- Đảm bảo giống không bị dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng
- Vịt con khỏe mạnh, nhanh nhẹn
- Lông bóng mượt, rốn khô, mắt sáng, chân mập và cứng cáp
- Chọn những con vịt nở đúng 28 ngày
- Chọn nơi cung cấp vịt giống uy tín, có giấy tiêm chủng minh bạch
Mật độ nuôi theo giống vịt bạn chọn cũng sẽ có cụ khác nhau. Đối với vịt 1 tuần tuổi bạn có thể nuôi từ 20-25 con/m2. Từ hai tuần tuổi trở đi còn 10-15 con/ m2.
Thức ăn cho vịt bầu
Trong từng giai đoạn, thức ăn và nguồn dinh dưỡng cho vịt bầu cũng có sự khác biệt. Điều này giúp đảm bảo vịt trong từng độ tuổi được cung cấp đủ chất, phát triển khỏe mạnh và năng suất cao.
Giai đoạn từ 1-3 ngày tuổi
Sau khi vịt con nở 4 giờ mới cho ăn. Lúc này thức ăn của vịt bầu chủ yếu là cơm chín hoặc ngô xay nhuyễn nấu chín. Trung bình cứ 3-4kg gạo sẽ nấu được khoảng cho 100 con vịt ăn một ngày. Bạn hãy chia nhỏ lượng thức ăn từ 4-5 bữa rồi rải đều lên giấy, trải trên nền chuồng để vịt tập ăn.
Giai đoạn từ 4-10 ngày tuổi
Ở giai đoạn này, bạn nên cho vịt ăn cơm nấu chín, trộn cùng các loại rau xanh băm nhuyễn. Ngoài ra hãy tập cho vịt bầu ăn tôm, ruốc, tép,… để bổ sung chất dinh dưỡng cho vịt.
Giai đoạn từ 11-30 ngày tuổi
Cho vịt bầu ăn gạo, ngô vỡ mảnh được ngâm với nước. Đợi đến khi vịt được 15 ngày tuổi hãy bắt đầu cho vịt ăn lúa nấu chín. Bổ sung thêm một số loại rau xanh, tôm, cua, ốc băm nhuyễn,… Đến khi vịt qua 20 ngày tuổi thì hãy tập cho chúng ăn lúa sống và cám viên tự ép. Khi phối trộn thức ăn cho vịt bầu trắng cần phải đầy đủ các thành phần. Bao gồm thức ăn giàu protein, thức ăn, giàu năng lượng, vitamin và chất khoáng.
Chăm sóc và phòng bệnh cho vịt bầu
Nếu nuôi vịt theo hình thức nhốt chuồng thì cần đảm bảo mật độ, độ ẩm thích hợp cho vịt. Còn với vịt nuôi chăn thả thì từ 10ha ruộng nuôi được 2000 -3000 con vịt bầu. Ngoài ra bạn nhớ vệ sinh máng ăn, máng uống cho vịt hàng ngày. Thường xuyên theo dõi đàn vịt để phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, tránh gây thiệt hại cho cả đàn.
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về cách nuôi vịt bầu năng suất cao, thịt ngon. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăn nuôi vịt bầu. Đừng quên theo dõi chúng tôi và cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!