Cách phân biệt chim Yến Phụng trống mái và ghép đôi sinh sản

Chim Yến Phụng hay còn gọi là vẹt đuôi dài Úc là giống chim cảnh được nhiều người ưa chuộng vì mang màu sắc bắt mắt, rực rỡ. Tuy nhiên, giữa con đực và con cái thường có ngoại hình khá tương đồng nhau. Chính vì thế, bạn cần có cách phân biệt chim Yến Phụng trống mái. Để  từ đó có cách chọn và phối giống sinh sản cho chúng hiệu quả. Mời bạn đọc theo dõi thông tin sau từ Thucanh để có được kinh nghiệm nuôi dưỡng tốt nhất.

Cách phân biệt chim Yến Phụng trống mái

Sau đây là một vài cách giúp bạn phân biệt chim Yến Phụng trống mái:

Chim Yến Phụng trống

Chúng ta sẽ dựa trên yếu tố màu mũi trước tiên để phân biệt con trống. Chim Yến Phụng trống là những chú chim có mũi màu hồng hoặc xanh lè. Mũi hồng thường gặp ở loài chim trắng mắt đỏ, chim vàng mắt đỏ, chim màu trắng bông hoặc màu vàng bông. Mũi xanh biếc thường gặp ở loài chim màu xanh dương, xanh két, màu xám, màu tím hay màu xanh đọt chuối.

cach-phan-biet-chim-yen-phung-trong-mai-thucanh

Tuy nhiên, đối với những chú chim trống có mũi màu xanh biếc thì khi chim được khoảng 2 tháng tuổi thì màu sắc này mới thực sự lộ rõ. Còn trước đó, mũi của chúng sẽ có màu hồng. Vì thế khiến nhiều người nhầm lẫn.

Xem thêm:  Chim Yến Phụng | Đặc điểm và cách nuôi chim khỏe đẹp, mau lớn

Bạn cũng có thể nhận biết qua phần da dưới gốc mỏ để xác định giới tính của chim. Những con trống trong mùa sinh sản thường có da gốc mỏ màu sáng hay xanh lam hay xanh tím. Nếu chim chưa có nhu cầu sinh sản thì da này thường có màu sáng nhạt.

Tiếp theo bạn cũng có thể thông qua giọng hót. Ở chim trống thường hót nhiều hơn con mái. Thông thường là những giai điệu dài. Đồng thời chúng học hót nhanh hơn con mái.

Đặc điểm của vẹt đuôi dài Úc mái

Đối với chim Yến Phụng mái, chúng luôn luôn có mũi màu trắng cho dù mang trên mình bất cứ màu lông nào. Do đó, người nuôi có thể nhận ra chim mái một cách dễ dàng nhất.

cach-phan-biet-chim-yen-phung-trong-mai-1-thucanh

Ở phần da gốc mỏ của Yến Phụng mái trưởng thành cũng hay có màu trắng hay nâu nhạt. Khi chúng muốn sinh sản và đẻ trứng, da gốc mỏ có màu nâu đậm hay hồng nâu. Đặc biệt, khi đang trong thời kỳ sinh sản, phần da gốc mỏ này sẽ dày và cứng hơn.

Tiếp theo bạn cũng có thể nhận biết chim Yến Phụng mái qua giọng hót tương tự như ở con trống. Nếu ở chim trống thường hót thành một bài dài thì chim mái cũng hót nhưng tiếng sẽ khe khá cộc và ít giai điệu.

Cách ghép đôi chim Yến Phụng sinh sản

Sau đây chúng tôi cũng chia sẻ cho bạn một vài kinh nghiệm ghép đôi chim Yến Phụng trống mái. Tạo điều kiện để cho ra tỷ lệ chim con tốt, đồng đều và khỏe mạnh nhất.

Xem thêm:  Chim Yến Phụng | Đặc điểm và cách nuôi chim khỏe đẹp, mau lớn

cach-ghep-doi-chim-yen-phung-sinh-san-thucanh

Các chủ nuôi có thể ghép con trống và mái trong đàn để chúng làm quen và ghép đôi. Cần chọn một con trống và một con mái có độ tuổi tương đương nhau. Không nhất thiết phải chọn đúng màu lông đâu.

Bạn nên quan tâm lựa chọn chuồng nuôi cho chúng sinh sản. Giống như cách nuôi chim bồ câu, chuồng nuôi chim Yến Phụng cũng cần được phân ngăn. Ở mỗi ngăn sẽ dành cho một cặp riêng biệt.

Một số lưu ý khi ghép đôi vẹt Yến Phụng

Trong quá trình ghép đôi cho chim Yến Phụng trống mái, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nuôi một trống hai mái trong cùng một ngăn. Bởi như vậy sẽ khiến cho hiệu quả và chất lượng sinh sản không cao.

mot-so-luu-y-khi-ghep-doi-vet-yen-phung-thucanh

  • Nên ghép đôi chim tơ thay vì chim già. Đặc biệt là loại bỏ những chú chim đã tham gia sinh sản được 5, 6 năm. Bởi khi đó, hiệu suất sinh sản không cao. Trứng vừa nhỏ vừa ít còn lại nở không đều. Chim con sinh ra cũng có chất lượng không tốt.
  • Bạn có thể chọn ghép cặp giữa trống già với mái tơ hoặc mái già với trống tơ cũng được.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho Yến Phụng để chúng có đủ sức khỏe sinh sản.

Bài viết trên của Thucanh cũng đã bật mí cho bạn cách phân biệt chim Yến Phụng trống mái và kinh nghiệm ghép đôi chúng hiệu quả. Hy vọng những thông tin từ chúng tôi sẽ hữu ích để bạn có thể nuôi và chăm sóc chúng tốt nhất. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết từ chúng tôi.

Xem thêm:
Chim Yến Phụng
Sáo nâu là chim gì?
Nhận biết bồ câu sắp đẻ trứng ra sao?

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan