–
Vận chuyển noãn bào từ buồng trứng theo đường ống dẫn trứng đến
vị trí thụ tinh
–
Dự trữ và hồn thiện khả năng thụ tinh của tinh trùng
–
Định vị và nuôi dưỡng phơi thai
–
Sinh con
–
Tổng hợp và phân tiết kích thích tố sinh dục cái estrogen và
progesterone
Hình 2.1 Cơ quan sinh dục của chó cái
(Nguồn http://gsdv.vn/forum/nhan-giong-breeders/238-mot-so-hieu-biet-vechu-ky-dong-duc-cua-cho-cai.html)
2.3.2 Cấu tạo (Phan Quang Bá, 2004)
Cơ quan sinh dục chó cái gồm các bộ phận dây rộng, buồng trứng, ống dẫn
trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ
4
2.3.2.1 Dây rộng
Dây rộng là những nếp gấp phúc mô treo các cấu tạo bên trong của cơ quan
sinh dục cái, ngoại trừ âm đạo. Mỗi dây rộng chia làm 3 phần:
–
Màng treo buồng trứng là phần dây rộng tạo nên vách phía trong của túi
buồng trứng. Túi buồng trứng là túi phúc mô mỏng, bao bọc buồng trứng,
thông vào xoang phúc mô qua một khe hẹp.
–
Màng treo ống dẫn trứng là phần nối tiếp với màng treo buồng trứng, bám
vào ống dẫn trứng và cùng với màng treo buồng trứng tạo thành túi
buồng trứng.
–
Màng treo tử cung bắt nguồn từ phần xương chậu và vùng thắt lưng để
bám vào cạnh của đoạn trước âm đạo, cổ tử cung, thân và sừng tử cung
tương ứng.
2.3.2.2 Buồng trứng (noãn sào)
Buồng trứng của chó cái gồm một đơi, có hình ovan, nằm trong hai túi buồng
trứng, ở phía sau thận. Mỗi buồng trứng được đính bởi dây riêng vào tử cung và dây
treo vào cân mạc ngang cửa bụng, ngay phía trong của xương sườn chót, khoảng
đốt sống thắt lưng thứ 3 hoặc thứ 4. Buồng trứng phải thường nằm về trước hơn
buồng trứng trái (vị trí khoảng 1/3 dưới thận trái). Buồng trứng vừa là tuyến ngoại
tiết sản xuất tế bào sinh dục cái (noãn bào), vừa là tuyến nội tiết tổng hợp và phân
tiết kích thích tố estrogen, progesterone.
2.3.2.3 Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng còn gọi là vòi Fallope, bao bọc bởi túi buồng trứng. Phần đầu
ống tiếp giáp với buồng trứng có dạng hình phễu được gọi là vòi Fallope và tận
cùng ở phần tiếp giáp với sừng tử cung. Đầu ống có đường kính nhỏ, càng về phía
buồng trứng càng rộng bao phủ tồn bộ nỗn sào gọi là phễu ống dẫn trứng. Trứng
rụng sẽ rơi vào phễu, vào ống dẫn trứng, rồi vào tử cung. Sự thụ tinh diễn ra ở 1/3
ống dẫn trứng.
Cấu tạo của ống dẫn trứng gồm 3 lớp:
–
Lớp áo trơn bên ngồi, dính trực tiếp với màng treo ống dẫn trứng.
5
–
Lớp cơ gồm hai lớp: cơ dọc ngồi và cơ vòng ở trong.
–
Lớp niêm mạc trong cùng có nhiều nếp gấp, cấu tạo bằng những tế bào
trụ có tiên mao. Các tiên mao có chức năng hướng trứng về tử cung.
2.3.2.4 Tử cung
Nằm giữa ống dẫn trứng và âm đạo là nơi tiếp nhận trứng, nuôi dưỡng, che
chở bào thai, tạo cơn rặn co thắt tống thai ra ngoài. Tử cung của chó cái có dạng
chữ Y; gồm hai sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung. Tử cung chia làm ba
phần:
–
Sừng tử cung: là một ống màng cơ hơi hẹp từ vùng lưng xuống bụng, tiếp
nối với ống dẫn trứng ở phía trước và thân tử cung ở phía sau. Sừng tử
cung nằm hồn tồn trong xoang bụng,
–
Thân tử cung: một phần nằm trong xoang bụng và một phần trong xoang
chậu, phía trước tiếp nối với 2 nhánh của sừng tử cung và phía sau là âm
đạo thơng qua cổ tử cung. Đường kính của thân tử cung lớn hơn sừng tử
cung nhưng độ dài thân tử cung ngắn hơn sừng tử cung.
–
Cổ tử cung là phần thu hẹp của thân tử cung tiếp nối với âm đạo.
Kích thước của tử cung rất thay đổi, phụ thuộc vào tầm vóc của thú, số lần
mang thai, tình trạng viêm nhiễm của tử cung, chó cái có mang thai hay không
mang thai.
2.3.2.5 Âm đạo
Âm đạo nằm giữa cổ tử cung và tiền đình, hồn tồn trong xoang chậu. Phần
đầu âm đạo được gọi là vòm âm đạo, phần còn lại kéo dài về phía trước có lớp nội
bì xếp theo chiều dọc và các nếp gấp nhỏ xếp theo chiều ngang. Nếp dọc tận cùng ở
ngang tầm với lỗ thoát tiểu, là nơi tiếp nối với tiền đình.
Âm đạo đảm nhận các chức năng như tiếp nhận dương vật của thú đực trong
quá trình phối giống và là đường tiếp dẫn thú con sinh ra.
2.3.2.6 Tiền đình
Tiền đình là phần kéo dài từ âm đạo đến âm hộ. Phía trước tiền đình có một
nếp gấp gọi là màng trinh. Sau màng này ở phía dưới có lỗ mở ra của ống thốt tiểu.
6
Hai bên ống thốt tiểu có hai thể xốp, chứa nhiều mạch máu và có thể cương cứng
lên như dương vật của con đực.
2.3.2.7 Âm hộ
Âm hộ là cửa ngỏ của cơ quan sinh dục cái, đây cũng là nơi thốt tiểu, nằm
dưới hậu mơn, bên ngồi là lớp da chứa sắc tố. Âm hộ gồm 2 môi, một ống niệu dục
ngồi và một khe thẹn (âm mơn).
2.3.2.8 Nhũ tuyến
Nhũ tuyến có nguồn gốc từ tuyến da, hoạt động liên hệ chặt chẽ với cơ quan
sinh dục. có khoảng từ 4 đôi tuyến vú trải dài từ ngực tới bẹn, mỗi núm vú có 8 – 12
bể sữa. Mỗi tuyến vú là sự tập hợp của 10 – 15 chùm tuyến nhỏ (có ống tiết riêng
biệt) nằm xen kẽ trong mô tuyến vú.
2.4 CHU KỲ ĐỘNG DỤC (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007)
Chó cái thường động dục hai lần mỗi năm, mỗi lần cách nhau từ 5 – 8 tháng.
Chó thường động dục vào mùa xuân khoảng tháng 1 đến tháng 3 và vào mùa thu
khoảng tháng 7 đến tháng 9. Chu kỳ động dục của chó cái thường kéo dài khoảng 6
tháng hoặc có thể kéo dài đến 10 – 12 tháng. Một chu kỳ động dục được chia làm
bốn giai đoạn: tiền động dục, động dục, sau động dục và nghỉ ngơi.
2.4.1 Giai đoạn trước động dục
Giai đoạn trước động dục thường kéo dài 3 – 9 ngày. Đặc trưng của giai
đoạn này là âm hộ sưng to, tiết chất nhờn có lẫn máu, pheromon được phân tiết để
dẫn dụ chó đực nhưng khơng cho con đực giao phối.
Lượng estrogen tăng cao dưới sự kích thích của FSH và sự hỗ trợ của LH.
Kết quả là lượng estrogen trong máu tăng cao dần và đạt đỉnh cao vào khoảng 1 – 2
ngày cuối giai đoạn tiền động dục.
2.4.2 Giai đoạn động dục
Theo Feldman và Nelson (1996) (trích dẫn bởi Lương Thị Kiều, 2009), thời
gian động dục trung bình ở chó cái từ 5 – 9 ngày, tuy nhiên có cá thể động dục kéo
dài khoảng 1- 2 ngày, nhưng có những cá thể lại động dục kéo dài đến 18 – 20 ngày.
7
Vì thế, rất khó dự đốn chính xác thời gian động dục của chó. Giai đoạn này thường
được xác định khi chó có biểu hiện chịu đực, âm hộ bớt sưng và ít chảy máu.
Hành vi của chó cái thay đổi ở giai đoạn động dục bao gồm tiếp xúc và cho
phép chó đực nhảy chồm để chuẩn bị phối giống. Âm hộ bớt sưng phồng, mềm và
dịch thải thường có màu dâu hoặc màu hồng, rất ít khi thấy lẫn máu.
2.4.3 Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn sau động dục kéo dài 70 – 80 ngày, trung bình khoảng 60 ngày. Ở
giai đoạn này, tử cung chuẩn bị cho quá trình mang thai hoặc chuẩn bị bước vào
giai đoạn nghỉ ngơi.
Dấu hiệu rõ nhất ở giai đoạn sau động dục là sự từ chối phối giống, khơng lơi
cuốn chó đực. Âm hộ trở về trạng thái và kích thước bình thường, không mềm nhũn
như ở giai đoạn động dục.
2.4.4 Giai đoạn nghỉ ngơi
Đây là giai đoạn dài nhất, kéo dài khoảng 15 tuần. Chó cái khơng có biểu
hiện về hoạt động sinh sản, thể vàng teo dần và chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.
2.5 QUÁ TRÌNH MANG THAI VÀ SINH ĐẺ TRÊN CHĨ
2.5.1 Sự mang thai
Chó mang thai trung bình khoảng 58 – 63 ngày. Trong 30 ngày đầu thai chưa
rõ, sau 30 ngày ta có thể chẩn đốn bằng siêu âm, sau 49 ngày có thể kiểm tra bằng
siêu âm hoặc X-quang.
2.5.2 Sự sinh đẻ
2.5.2.1 Dấu hiệu chó sắp sinh
Theo Feldman (1987), hai hoặc ba ngày trước ngày dự kiến sinh, ta có thể
kiểm tra thân nhiệt mỗi buổi sáng. Khoảng 12 – 18 giờ trước khi sinh, thân nhiệt
chó mẹ hạ từ mức bình thường xuống thấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
thân nhiệt của chó mẹ vẫn bình thường. Từ 12 – 24 giờ trước khi sinh, chó mẹ trở
nên bồn chồn, bứt rứt, hay cào cấu, có thể thấy xuất hiện sữa đầu, bỏ ăn, chảy dịch
màu hồng nhạt ở âm hộ (trích dẫn bởi Huỳnh Thị Bích Ngọc, 2008).
8
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh