Đặc điểm, tính cách, cách nuôi và giá của chim Sáo

Banner-backlink-danaseo

Nếu bạn đang tìm hiểu và nuôi chim cảnh chắc chắn cũng biết đến loài chim Sáo. Đây là một trong những loài chim tự nhiên có vóc dáng nhỏ nhưng lại rất thông minh. Với những người không rành về chim thì hãy xem ngay bài viết Chim sáo là chim gì? Đặc điểm, tính cách, cách nuôi và giá của chim Sáo mà Thucanh chia sẻ sau đây.

Chim sáo là chim gì?

Chim sáo tên tiếng anh là “Sturnidae” thuộc bộ sẻ. Chúng là loài chim nhỏ, thông minh. Đặc biệt chim sáo hót rất hay và còn biết bắt chước tiếng người. Chúng thường xuất hiện trong những vần thơ câu hát, …

chim-sao-la-chim-gi-thucanh

Ngày nay, người ta khó lòng bắt gặp hình ảnh chim Sáo líu lo ngoài tự nhiên. Thay vào đó chúng xuất hiện nhiều hơn trong những hoài niệm về ngày xưa của nhiều thế hệ người dân Việt Nam hay là một thú vui độc đáo chơi chim kiểng.

Nguồn gốc của chim Sáo – chim sáo là chim gì

Chim Sáo lần đầu được tìm thấy và ghi chép vào năm 1815. Theo một số nghiên cứu, loài chim này có nguồn gốc từ Đông Á, cụ thể là phía Tây Nam Thái Bình Dương. Sau đó di tán và xuất hiện nhiều ở các nước nằm ở Đông Nam Á.

nguon-goc-cua-chim-sao-thucanh

Ở Việt Nam, chim sáo cũng xuất hiện khá sớm và được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Yểng, Nhồng hay Cà Nhưỡng. Chúng xuất hiện nhiều vào những năm 90 – 2000. Nhưng hiện tại thì mật độ chim Sáo tự nhiên ở nước ta giảm sút trầm trọng. Rất khó để có thể bắt gặp một chú chim Sáo bay ngoài trời.

Tại nước Anh, số lượng chim sáo đã giảm 87% từ năm 1967. Đến năm 2015 chúng phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm từ nhiều thứ. Ngay cả cuộc sống tự nhiên và cả con người . Chúng đang cần được bảo vệ.

Đặc điểm của chim sáo

Kích thước cơ thể

Chim Sáo là một giống chim có thân hình nhỏ nhưng lại rất chắc chắn. Một chú Sáo trưởng thành chỉ có kích thước khoảng từ 15 đến 30 cm và nặng từ 35 đến 220g, vô cùng nhẹ. Nhờ vào vóc dáng mảnh mai nên sáo có thể di chuyển rất nhanh khi bay lượn.

Kích thước đầu chim

Đầu của chim sáo khá nhỏ và dẹt. Điểm nổi bật nhất trên gương mặt chúng chính là chiếc mỏ nhọn, cứng có một màu vàng sáng. Cặp mắt của chúng to và tròn. Thông thường màu mắt của các bé chim phụ thuộc chủ yếu vào màu lông. Tuy nhiên mắt của chúng chỉ có 2 màu là đen hoặc nâu.

dac-diem-cua-chim-sao-thucanh

Hình dáng cổ của chim

Nếu so với những loài chim cảnh khác thì cổ của những chú sáo khá là dài. Bởi chiếc cổ dài mà những bé sáo khi đứng luôn có một thế ngực ưỡn lưng thẳng trông cực kiêu kỳ. Đó cũng chính là lý do mà nhiều người nuôi chim cảnh yêu thích loài chim này.

Phần cánh và chân

Sở hữu một cơ thể nhỏ nhắn nhưng cánh của loài chim này lại khá dài và khỏe. Nhờ đôi cánh, chim sáo có thể bay trên bầu trời một khoảng thời gian dài mà không bị mệt mỏi. Các bé Sáo cảnh không lượn vòng như những giống chim khác mà chỉ bay thẳng.

Chim Sáo sở hữu một đôi chân dài và thon. Mỗi chân bao gồm 3 ngón dài phía trước và một ngón nhỏ ngắn ở phía sau. Loài chim này sở hữu một bộ vuốt sắc nhọn. Cho phép chúng có thể bám chắc được trên các cành cây khi đậu lại nghỉ ngơi.

dac-diem-cua-chim-sao-1-thucanh

Đặc điểm tính cách của chim Sáo

Chim Sáo là loài có tính bầy đàn rất cao. Sẽ rất hiếm để bạn thấy một chú Sáo nhỏ bay một mình, trừ khi nó bị lạc đàn. Vì vậy mà người xưa thường dùng hình ảnh “chim Sáo mồ côi” hay “chim Sáo lạc bầy” để chỉ những cô gái có thân phận bất hạnh.

Theo nghiên cứu và điều tra, sáo là một loài sống bầy đàn, chúng vô cùng đoàn kết và khá dữ dằn. Khi gặp mối rình rập đe dọa chúng sẽ tập hợp lại để bảo vệ lẫn nhau.

dac-diem-cua-chim-sao-3-thucanh

Lông chim Sáo

Lông của chim sáo bao gồm 2 lớp: Lớp lông ở ngoài thường dài, sợi cứng, nhất là lông ở phần cánh và đuôi. Vì đây là 2 bộ phận chính giúp chúng làm chủ được hướng bay. Cũng như cản lại sức gió nên chúng phải đảm bảo cứng cáp. Lớp lông bên trong của các bé chim thì thường mềm và có màu nhạt hơn so với bộ lông bên ngoài.

Lông của chim Sáo cảnh có khá nhiều màu sắc đa dạng khác nhau. Mỗi dòng chim đều sở hữu cho mình những nét riêng về màu lông. Trong đó, có 3 màu sắc phổ biến nhất là màu đen, nâu và xanh đốm sao.

dac-diem-cua-chim-sao-2-thucanh

Chim sáo ăn gì?

Nhiều người sẽ trở nên hoang mang lo lắng trong lần đầu mới nuôi chim. Vì không biết loài chim này ăn gì. Vốn là một loại động vật ăn tạp. Vì thế mà thức ăn cho chim Sáo khá đa dạng. Chúng có thể ăn được cả động vật và thực vật. Thức ăn yêu thích của chính là những động vật nhỏ như: Châu chấu, sâu xanh hay sâu gạo. Còn về thực vật, sáo thường ăn các loại hạt kê và hoa quả.

chim-sao-an-gi-thucanh

Người nuôi chim Sáo có thể thoải mái thay đổi các loại thức ăn này. Bởi loài chim này khá khỏe mạnh về đường tiêu hóa. Nếu có điều kiện, hãy bổ sung nhiều châu chấu để chim phát triển mạnh hơn.

Sinh sản ở chim Sáo

Thời gian sinh đẻ của chim Sáo thường kéo dài trong hai mùa là mùa xuân và mùa hè. Đến thời kỳ sinh sản, sáo thường tìm một hang đá hoặc những nơi có lỗ nhỏ, đủ không gian để làm tổ và bảo vệ trứng được an toàn. Trứng đẻ ra sẽ nở sau 15 ngày được ấp. Khi chim non ra đời thì cả chim bố và mẹ sẽ cùng nhau chăm sóc con của mình.

sinh-san-o-chim-sao-thucanh

Chim con khi mới sinh, toàn thân của chúng có màu nâu nhạt, rất ít lông và mắt chưa thể mở. Một chú sáo non sẽ bước vào quá trình trưởng thành khi trải qua lần thay lông đầu đời. Quá trình thay đổi này thường diễn ra vào mùa đông trong năm.

Chim Sáo có nói tiếng người được không?

Nếu không tìm hiểu về chim, hẳn sẽ có rất nhiều người nói rằng chỉ có loài vẹt mới có thể nói nhại được tiếng người. Nhưng trên thực tế, vẫn còn một giống chim khác sở hữu khả năng này. Đó chính là Sáo cảnh.

Ngoài vẻ đẹp ra, những chú sáo cảnh còn có khả năng bắt chước lại tiếng con người rất chuẩn. Thậm chí chúng còn có thể mô phỏng lại những âm thanh xung quanh nơi chúng sống. Chính vì thế chúng được rất nhiều người đam mê chơi chim ưa thích.

chim-sao-co-noi-tieng-nguoi-duoc-khong-thucanh

Có rất nhiều giống chim sáo trên thế giới hiện nay. Nhưng nói về thú chơi chim cảnh thì hầu hết chỉ chơi 3 loại Sáo:

Chim Sáo đá xanh mỏ vàng

Tên khoa học của loài chim này là Sturnus Vulgaris. Chúng có kích thước lớn hơn so với các dòng sáo khác. Một chú sáo khi đến tuổi trưởng thành có thể vượt ngưỡng 20 đến 25cm, nặng khoảng 55 đến 100g.

Chim Sáo đen

Chim sáo đen còn được người Việt Nam gọi là chim Sáo trâu. Giống sáo này rất phổ biến ở nước ta. Khác với sáo đá xanh mỏ vàng, sáo đen sở hữu một bộ lông độc nhất màu đen khá đơn điệu. Tuy nhiên, Sáo trâu rất hiền hòa và thân thiện với con người. Vì thế mà việc nuôi dạy và giảng dạy loài này trở nên rất đơn thuần và nhẹ nhàng hơn.

chim-sao-den-thucanh

Chim sáo nâu

Chim sáo nâu là một trong những giống Sáo phổ biến nhất tại Việt Nam. Giống chim này còn được biết với cái tên đặc biệt là chim sáo nghệ. Cơ thể sáo nâu được phân thành 3 phần chính:

  • Đầu và đuôi có màu đen
  • Ngực có màu nâu xám
  • Cánh, lưng có màu nâu

Chim sáo nâu sở hữu một đôi mắt to, tròn. Quanh viền mắt của chúng có màu vàng, còn lòng mắt thì có màu đỏ. Mỏ và chân của chúng có cùng màu, hoặc là cam hoặc là vàng tươi.

Sáo nâu hoàn toàn có thể bắt chước tiếng người một cách đáng kinh ngạc. Chúng còn có thể nói trôi chảy nếu được giảng dạy kỹ. Chính vì những ưu điểm này nên sáo nâu được rất nhiều người yêu thích. Trở thành một trong những giống chim cảnh được ưa chuộng nhất nước ta.

Cách nuôi chim Sáo

Để chú sáo nhỏ của mình trưởng nên xinh đẹp, bạn cần phải chăm sóc kỹ lưỡng cho chúng ngay từ lúc nhỏ. Để biết được cách nuôi chim sáo có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chúng đều là những nhân tố tác động đến sự phát triển của các bé sáo sau này. Dưới đây là một vài điều căn bản khi nuôi sáo.

Lồng chim sáo

Lồng chim thường có vật liệu từ tre hoặc mây. Vì sáo là loài năng động, thích bay nhảy nên khoảng trống trong lồng cần đủ rộng để chúng tự do hoạt động mà không cảm thấy bị bí bức, không dễ chịu.

cach-nuoi-chim-sao-thucanh

Bên trong lồng cần có khay đựng nước và khay thức ăn cho chúng. Đặc biệt phần khóa lồng phải thật chắc. Bởi loài chim này rất thông minh. Chúng có thể mở chốt bằng mỏ của mình. Tốt hơn hết là bạn nên trang bị ổ khóa cho chính lồng chim.

Vị trí đặt lồng cho chim Sáo

Những người nuôi Sáo cảnh có thói quen đặt lồng theo hướng đông nam. Đây chính là vị trí lý tưởng để nuôi sáo vì mùa hè rất mát và đông thì lại ấm cúng. Một mẹo hay cho bạn là chỉ nên cho Sáo đón nắng vào sáng sớm. Khi tiết trời quá nóng bức thì nên cho chúng vào chỗ râm. Nếu là mùa đông, hãy treo một cái màn che để giữ ấm, tránh gió mùa.

cach-nuoi-chim-sao-1-thucanh

Thức ăn cho chim Sáo

Bạn cần phải quan tâm nhiều đến nguồn thức ăn đầy đủ những chất dinh dưỡng cho chim. Có thể tìm hiểu thêm chim sáo là chim gì. Bạn có thể tham khảo thêm từ những nhân viên bán hạt chim hoặc những người đã có kinh nghiệm chơi Sáo lâu năm.

Các bệnh thường gặp ở chim Sáo

Trong quá trình chăm sóc chim, bạn có thể thấy được những biểu hiện không bình thường của chúng. Đây có thể là triệu chứng cảnh báo sáo của bạn đang mắc bệnh. Nguyên nhân chủ yếu đến thức ăn hoặc vệ sinh không đúng cách. Một số biểu hiện thường thấy như: Tiêu chảy, viêm phổi, cơ thể béo hơn bình thường và lông dễ bị xơ.

Dạy chim sáo biết nói

Chim sáo có thể bắt chước giọng con người rất chuẩn nếu như được huấn luyện một cách bài bản. Thời gian huấn luyện để chim nói được thành thạo kéo dài khoảng 5 đến 6 tháng. Khi dạy chim sáo biết nói, bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Nên nuôi sáo con và để chúng trong chuồng một thời gian để làm quen với các bé trước.
  • Khi đã quen thân, bạn nên hướng dẫn để chúng nói những câu đơn giản, có 1 đến 2 từ. Thời gian tập luyện cho chúng nên từ khoảng 5 đến 6h tối hoặc lúc sáng sớm. Bạn có thể dùng mồi nhử khi dạy nói để các bé dễ dàng nghe lệnh hơn nhé.
  • Khi các bé sáo của bạn đã nói được những câu đơn giản. Bạn nên treo các bé ở những nơi có nhiều người qua lại. Lúc này các bé sẽ tự động ghi nhớ và bắt chước những câu mà con người hay nói.

day-chim-sao-biet-noi-thucanh

Chim Sáo bao nhiêu tiền 1 con?

Giá của Sáo sẽ thay đổi tùy theo nhiều yếu tố khác nhau. Kể đến như: Chủng loại, màu sắc, kích thước, giọng hót,… Trung bình, giá của một con chim sáo tốt dao động từ 200 ngàn đến 4 triệu đồng. Nếu bạn muốn tìm một chú sáo đẹp, chất lượng cho mình. Hãy tìm những địa chỉ bán chim lớn và uy tín nhé!

chim-sao-bao-nhieu-tien-1-con-thucanh


Qua bài viết này của Thucanh, chắc hẳn đã giúp bạn có thêm hiểu biết về Chim sáo là chim gì? Đặc điểm, tính cách, cách nuôi và giá của chim Sáo. Nếu bạn là người ưa thích nuôi chim thì đừng ngại ngần mà tậu ngay một chú chim sáo cảnh thôi nào, chắc chắn nhà bạn sẽ vui hơn đấy!

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan