Hiện nay, chim sẻ vốn là một trong những loài có số lượng cá thể đông đảo trong thế giới loài chim. Chúng có môi trường phân bố rộng rãi ở những vùng làng quê Việt Nam. Nhiều người hiện cũng có thói quen nuôi dưỡng chim sẻ như một loài chim cảnh trong nhà. Cùng Thucanh tìm hiểu đặc điểm cũng như cách nuôi loài chim này nhé.
Đặc điểm của chim sẻ
Về ngoại hình
Chim sẻ cũng sở hữu những đặc điểm ngoại hình dễ nhận thấy như:
- Thân hình mập mạp, dáng vóc lùn.
- Những con trưởng thành thường có cân nặng chừng 24 – 40 gram. Có những con cũng lên tới 50 gram.
- Bộ lông của chúng thường có màu nâu, đen, trắng và có đôi cánh tròn.
- Đầu của chúng thường tròn, mỏ hình nón khá cứng cáp
- Chim sẻ đực và chim sẻ cái được phân biệt qua màu lông. Con đực thường có phần lông ở sống lưng màu đỏ, yếm màu đen. Còn ở con cái sẽ có phần lông màu nâu với những sọc vằn. Kích thước con cái nhỏ hơn con trống.
Đặc điểm tính cách
Hiện nay, chim sẻ có số lượng cá thể rất lớn. Chúng thường sống theo bầy đàn và nhận biết tín hiệu nhanh từ đồng loại. Chim có khả năng bay rất nhanh để có thể trốn tránh kẻ thù như chó mèo, rắn, cáo,.. Tuy nhiên loài chim này cũng được đánh giá vào nhóm không chung thủy. Loài chim này thường kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày.
Đặc điểm sinh sản
Chim sẻ thường sinh sản chủ yếu vào mùa xuân hè khi nắng ấm. Khi này các côn trùng nhỏ là nguồn thức ăn của chúng cũng sinh sôi khá nhiều. Mỗi con cái thường đẻ từ 3 – 5 trứng mỗi lứa. Thời gian ấp trứng cũng trong vòng từ 12 – 15 ngày.
Trong thời gian này, cả chim bố và chim mẹ sẽ cũng tìm kiếm thức ăn và nuôi dưỡng chim non. Sau 15 ngày sinh, chim sẻ non có thể rời tổ để bắt đầu cuộc sống mới.
Môi trường sống của chim sẻ
Loài chim sẻ thường có môi trường sống rộng rãi. Chúng xuất hiện ở cả những miền quê cho đến những thành phố lớn ở nước ta. Trên thế giới chúng cũng có mặt ở các nước như Châu Âu, Địa Trung hải. Đặc biệt là ở những quốc gia thuộc khu vực châu Á.
Con đực chịu trách nhiệm làm tổ dưới mái nhà, gầm cầu hay gốc cây. Nếu như chim cái đồng ý sinh sản cùng con đực. Chúng sẽ góp sức vào việc tạo tổ này.
Cách nuôi chim sẻ non cho đến trưởng thành
Chọn giống
Thông thường sẽ có 2 cách chọn giống đó là:
Thứ nhất, bạn có thể chọn từ việc bẫy chim bằng lồng. Sau khi bẫy được, bạn sẽ chọn lọc và chọn ra những chú chim to và khỏe mạnh nhất để làm con giống nuôi sinh sản.
Cách thứ hai đó là chọn giống ở những trang trại uy tín. Có lẽ phương pháp này thường khá tốn kém nhưng đổi lại bạn sẽ sở hữu được con giống chất lượng hơn.
Chim sẻ non ăn gì?
Đối với những con non mới ra ràng, bạn chỉ nên cho chúng ăn côn trùng nhỏ. Chim lúc này không uống nước. Nếu bạn cố cho chúng uống sẽ dễ khiến nước tràn vào phổi gây sắc cho sẻ con.
Trong thời gian đầu, bạn cũng có thể bón cho chim non ăn. Sau một thời gian khoảng 2 tuần, chim mới hoàn toàn có thể tự ăn được. Bạn cần chuẩn bị một cái bát nông để chim có thể dễ ăn thức ăn hơn. Nếu chim sẻ chưa thay lông thì cho nó ăn 30 phút 1 lần. Khi chim thay lông, bạn cho chúng ăn từ 1 – 2 giờ/ lần.
Chim sẻ ăn gì khi trưởng thành
Ở những con sẻ trưởng thành, chúng có thể ăn được cả động và thực vật. Thức ăn chủ yếu thường là sâu bọ, bướm, một số ít côn trùng nhỏ. Đặc biệt, nếu chim sẻ sống ở khu vực đồng bằng, ruộng lúa. Thức ăn của chúng sẽ là hạt thóc, ngô, lúa mạch hay các loại hoa quả.
Khi nuôi bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chúng. Trong bữa ăn có thể bổ sung các loại thức ăn khô như mầm cây, các loại hạt, thức ăn tươi như nhện, ốc sên, sâu bướm,…
Chuẩn bị lồng nuôi chim
Việc chuẩn bị lồng nuôi cũng là bước quan trọng. Không gian lồng nên đảm bảo đủ rộng nếu bạn nuôi số lượng lớn chim. Trong đó nên bố trí đầy đủ cóng nước, máng ăn nhỏ gọn. Treo lồng ở những nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiều không gian xanh.
Có thể chuẩn bị máy ấp trứng để hỗ trợ việc sinh sản ở chim. Bên trong chuồng nên sắp xếp thêm tán cây, rơm, khung gỗ, …
Cách chăm sóc chim khỏe mạnh
Bạn nên có chế độ ăn, nước uống thật sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho chim. Nếu ăn uống không đảm bảo chim rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, chim dễ đi ngoài. Các côn trùng nhỏ phải tươi. Cám sạch và không bị ôi thiu.
Đặc biệt, bạn cũng nên lưu ý dọn dẹp sạch sẽ đồ ăn thừa ăn cũng như lồng nuôi. Thường xuyên cho chim sẻ tắm nước cũng như tắm nắng để phòng ngừa những bệnh như ghẻ, lông xù và rụng lông.
Nếu chim sẻ có dấu hiệu yếu ớt, bạn có thể cho chúng dùng sâu tươi để hồi phục nhanh. Bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn để chim sẻ có thể tiêu hóa tốt hơn. Thời tiết lạnh mùa đông nên cho sẻ ăn nhiều mồi tươi để tăng cường sức đề kháng.
Những thông tin thú vị khác về chim sẻ
Ngoài những đặc điểm trên, ở loài chim này cũng có một vài điều thú vị mà bạn chưa biết. Chẳng hạn như:
- Thức ăn chính của chim sẻ cha mẹ là hạt thóc, ngô. Thế nhưng chúng lại mớm mồi cho con của mình bằng sâu hoặc côn trùng nhỏ.
- Ngày 23/10 hàng năm là Ngày chim sẻ quốc tế – The world sparrow day
- Vận tốc tối đa chim sẻ hoàn toàn có thể đạt được khoảng chừng gần 50km/h khi chúng chạy trốn kẻ thù.
- Khi đến mùa sinh sản, kích thước của chim sẻ trống và mái sẽ có sự khác biệt. Vào mùa đông, chim sẻ trống sẽ lớn hơn, còn ở mùa sinh sản, con mái thường có kích thước lớn hơn.
Vừa rồi Thucanh đã chia sẻ đến bạn các đặc điểm cũng như thông tin thú vị về đặc điểm của chim sẻ. Qua bài viết chắc hẳn bạn cũng biết thêm về cách nuôi loài chim này. Bên cạnh việc nuôi làm cảnh, chim sẻ cũng được bán phục vụ cho mục đích thương phẩm. Thế nhưng chúng tôi khuyên rằng loài chim cũng cần được yêu thương. Bởi vậy hạn chế việc tiêu dùng càng tốt nhé.
Xem thêm:
Đặc Điểm Của Chim Sẻ Thường Sống Ở Đâu?
Chim Sẻ Ăn Gì?
Nuôi Chim Sẻ Non Ăn Gì?