Claire Simeone: Loài sư tử biển đáng yêu (và nguy hiểm) – Claire Simeone

Tắm nắng trên những triền đá,
hay vụng về bước đi lạch bạch dọc bờ biển,
thật dễ lầm tưởng
loài động vật có vú ít di chuyển này
là những chú mèo thuần chủng
thay vì sư tử biển.
Nhưng đừng để hành vi
trên bờ biển của chúng đánh lừa.
Dưới đại dương, sư tử biển là
những thợ săn với sức bền đáng kinh ngạc.
Với khả năng lao đi
với vận tốc từ 6 đến 29 km/giờ,
mỗi lần săn
có thể kéo dài tới 30 giờ,
những sinh vật bệ vệ này
thật xứng với danh hiệu đó.
Nhờ cơ thể thích ứng tốt
được tinh chỉnh
qua hàng triệu năm tiến hóa,
chúng trở thành
những thợ săn tháo vát.
Để tìm được thức ăn ưa thích,
sư tử biển săn ở vùng nước sâu hơn nhiều
so với những sinh vật biển khác.
Một số loài có thể lặn sâu gần 400 mét,
chịu được áp lực ngày càng tăng
nhờ thu gọn xương ức đàn hồi,
và nén hai lá phổi có khả năng co dãn.
Điều này giúp đẩy luồng khí
qua các mao dẫn hẹp,
sụn nhẫn nén lại
khi oxi ra khỏi phổi,
khí này sau đó
được giữ tại khí quản.
Trên mặt nước,
khí này được dùng để làm đầy phổi,
nhưng lúc này,
tim chúng đập chậm để tiết kiệm oxi.
Máu được điều hướng
đến những cơ quan trọng yếu
như tim, phổi, não,
phụ thuộc vào
oxi lưu trữ trong máu và cơ bắp.
Khi đến khu vực săn mồi,
sư tử biển nhờ vào thị giác ưu việt
để phát hiện con mồi.
Hầu hết mắt của động vật có vú
đều có thủy tinh thể
– một thể trong suốt, lồi
giúp khúc xạ ánh sáng
để sinh vật có thể nhìn thấy.
Ở người, thủy tinh thể cong
để xử lý sóng ánh sáng đi qua không khí.
Nhưng sư tử biển
cần nhìn rõ ở độ sâu hàng trăm mét.
Để thích nghi,
thủy tinh thể của chúng tròn hơn nhiều
để khúc xạ ánh sáng dưới nước.
Và đồng tử có hình giọt nước
có khả năng giãn đến 25 lần
kích cỡ bình thường
cho phép
lượng ánh sáng đi vào tối đa
giúp chúng định vị con mồi
ngay cả trong điều kiện tối tăm nhất.
Khi tiếp cận con mồi,
chúng dựa vào một thứ tương tự
như giác quan thứ sáu.
Ria mép, hay râu
được tạo thành từ keratin,
chứa đầy các dây thần kinh
nối dài tới
những mô liên kết trên mặt.
Sư tử biển có thể điều khiển
ria mép theo mọi hướng.
khiến chúng nằm rạp vào mặt,
hoặc nhô ra một góc 90 độ
Điều chỉnh đúng,
ria có thể cảm nhận các gợn sóng
do cá bỏ lại phía sau.
Chính xác tới mức
dù không thấy đường,
sư tử biển vẫn biết được sự khác nhau
giữa hai đối tượng cách dưới hai centimet.
Nhờ những công cụ này,
một con sư tử biển khỏe mạnh
có thể bắt được rất nhiều sinh vật
như cá cơm, cá thu, và mực,
trong mỗi chuyến đi dạo.
Với trí nhớ vượt trội,
có thể ghi nhớ nhiều khu vực săn mồi,
kể cả những nơi
không lui tới trong hàng thập kỷ.
Chúng cũng nhớ tốt
khu vực giao phối và sinh sản,
những vùng có nhiều bạn
hay kẻ thù.
Thậm chí, có bằng chứng cho thấy
sư tử biển nhớ cách làm vài nhiệm vụ
sau 10 năm không thực hành,
giúp chúng dễ dàng định hướng
trong các lãnh địa cũ.
Dù có những thích nghi ưu việt,
nhiều thay đổi
trong môi trường sống
diễn ra quá nhanh
so với khả năng thích ứng này.
Biến đổi khí hậu làm đại dương nóng lên,
tảo độc sinh trưởng mạnh.
Dù tảo này vô hại
với những con cá ăn nó,
nhưng khi sư tử biển
ăn những con cá này,
axit domoic trong tảo
có thể khiến chúng bị co giật
và gây tổn thương não.
Môi trường biển thay đổi
khiến loài tảo này phát triển quanh năm,
làm cho ngày càng nhiều
sư tử biển chết đi.
Phát hiện đáng buồn này
phản ánh mối liên hệ giữa
sức khoẻ hệ động vật
thủy sinh và đại dương.
Những báo động này
nhắc nhở ta hành động,
tự bảo vệ mình
và các sinh vật biển khác.
Càng hiểu rõ về sự thay đổi
trong môi trường sống của sư tử biển,
ta càng được trang bị tốt hơn để giúp
loài vật thông minh này phát triển.

Rate this post

Bài viết liên quan